Lúa Nội Nhích Giá, Lúa Ngoại Giảm

Tại bến lúa Đường Sứ (xã An Nông, Tịnh Biên) thì lượng lúa Campuchia “nhập” vào cũng giảm cả về lượng lẫn giá so với trước đó.
Theo ghi nhận của PV, ngày 19/3 tại An Giang, giá lúa IR50404 ở các xã Nhơn Hưng, An Phú, thị trấn Tịnh Biên, An Nông (Tịnh Biên) và Vĩnh Gia, Lạc Quới (Tri Tôn) được thương lái thu mua tại ruộng với giá 4.700 – 4.750đ/kg, cao hơn trước đó khoảng 100 – 200đ/kg, các giống lúa hạt dài cũng cao hơn khoảng 200 – 300 đ/kg.
Trong khi đó, tại bến lúa Đường Sứ (xã An Nông, Tịnh Biên) thì lượng lúa Campuchia “nhập” vào cũng giảm cả về lượng lẫn giá so với trước đó. Ông Nguyễn Văn Túc – một DN thu mua lúa Campuchia tại bến lúa này cho biết, nếu như trước thời điểm thu mua lúa tạm trữ, mỗi ngày mua trên 100 tấn lúa ngoại thì nay chỉ hoạt động cầm chừng, mỗi ngày mua chừng vài chục tấn.
Ông Lê Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã An Nông cho biết, tại bến lúa Đường Sứ hiện có 11 DN thu mua lúa Campuchia, giải quyết việc làm cho lao động trong và ngoài địa phương trên 500 người. Các công nhân ở đây bình quân mỗi ngày kiếm bình từ 150.000 – 200.000đ/người. “Nếu như trước kia nơi đây thu mua hàng ngàn tấn lúa mỗi ngày thì nay chỉ còn vài trăm tấn lúa"– ông Tâm nói.
Có thể bạn quan tâm

Để nghề nuôi tôm trên địa bàn phát triển một cách bền vững, mang lại hiệu quả và lợi ích lâu dài, năm 2013 - 2014 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện nuôi tôm chân trắng theo mô hình VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi tôm của thành phố.

Năm 2015, ngành Nông nghiệp và PTNT phấn đấu tăng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 5.800ha; sản lượng đạt 8.000 tấn, chú trọng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học; quy trình kỹ thuật nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng…

Theo tính toán của các hộ, việc sử dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi không những giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh mà còn giúp người dân tiết kiệm được 15% chi phí về điện, nước, công dọn chuồng trại, tăng trọng con nuôi nhanh, khoảng 10 - 15% so với chăn nuôi theo phương thức truyền thống.

Ngày 27/1, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết Dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò thịt F1 (BBB lai sind), chương trình cung ứng tinh dịch lợn giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo và nhân rộng mô hình chế biến, bảo quản phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn thô xanh cho chăn nuôi đại gia súc.

Về Tân Khánh những ngày này, chúng tôi được hòa cùng không khí nhộn nhịp của những người chăn nuôi, từ việc cung ứng cám, thuốc thú y, chăm sóc cho đàn gà, rồi cảnh tập nập xe tải đến thu mua. Dọc trục đường từ xóm Hoàng Mai, qua Na Ri, xóm Tranh, Kê…trên những quả đồi bát úp là thấp thoáng chuồng trại lợp proximăng để che mưa nắng cho gà. Những con gà ri sắp đến ngày được xuất bán, lông vàng tươi, mượt mà chỉ nhìn thôi cũng đủ thích mắt.