Lúa nếp cái hoa vàng cho giá trị kinh tế cao

Mùa vàng bội thu
Bà Nguyễn Thị Thức (thôn Đoài, xã Phú Minh) cho biết, vụ này thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh nên lúa nếp cái hoa vàng phát triển tốt.
Vụ Mùa 2015, diện tích 2 sào trồng lúa nếp cái hoa vàng của gia đình bà cho thu hoạch trên 2,5 tạ.
Với giá bán ra thị trường khoảng 39.000 đồng/kg, thu nhập từ lúa nếp cái hoa vàng là rất đáng kể.
Chị Trần Thị Chín (thôn Đông, xã Phú Minh) cho hay, một vài năm trước, gia đình chị vẫn chọn giống lúa Khang Dân 18 để canh tác.
Dù chất lượng lúa khá thấp nhưng năng suất lại rất cao.
Tuy nhiên, được sự tư vấn, hỗ trợ về giống, kỹ thuật sản xuất của cán bộ Phòng Kinh tế huyện, Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT), gia đình chị đã chuyển sang trồng các giống lúa CLC, trong đó, có 2 sào lúa nếp cái hoa vàng.
So với giống Khang Dân 18, các giống lúa CLC, đặc biệt là nếp cái hoa vàng mang lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần.
Vụ Mùa 2015, toàn huyện Sóc Sơn có khoảng 11.000ha gieo trồng các giống lúa CLC (chiếm trên 70% diện tích).
Trong đó, có khoảng 600ha lúa nếp cái hoa vàng, tập trung chủ yếu tại xã Tân Hưng, Phú Minh và Bắc Phú.
Cùng với gia đình bà Thức, chị Chín, vụ Mùa 2015, nhiều bà con thâm canh lúa nếp cái hoa vàng nơi đây đã có thể mỉm cười vì một mùa vàng bội thu.
Không dễ nhân rộng
Theo ông Nguyễn Ngọc Tân – Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn, các giống lúa CLC mang lại hiệu quả sản xuất tốt, nhưng diện tích phân bố tương đối nhỏ lẻ, manh mún nên giá trị kinh tế chưa thực sự cao.
Tuy nhiên, giống lúa nếp cái hoa vàng lại đang cho thấy hiệu quả vượt trội, đặc biệt là 50ha gieo trồng tại xã Phú Minh.
Cụ thể, nếu như lúa nếp cái hoa vàng được bán trung bình khoảng 30.000 đồng/kg thì sản phẩm của Phú Minh luôn có giá không dưới 39.000 đồng/kg.
Đây cũng là một trong những nông sản đặc biệt đang được huyện tập trung xây dựng, phát triển thương hiệu.
Dù vậy, việc mở rộng diện tích trồng lúa nếp cái hoa vàng ở Phú Minh nói riêng, trên địa bàn toàn huyện Sóc Sơn nói chung đang gặp không ít khó khăn.
Như ông Tân chia sẻ, bà con nông dân hiện chỉ sản xuất được một vụ lúa nếp cái hoa vàng vào vụ Mùa.
Sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu hàng hóa dịp Tết Nguyên đán.
Nhận thấy sự khác biệt về chất lượng của lúa nếp cái hoa vàng trồng ở Phú Minh, địa phương đã tiến hành nhân rộng thử, tuy nhiên khi chuyển sang gieo trồng tại những diện tích đất ngoài xã, chất lượng không tương đồng.
Bên cạnh đó, việc đất canh tác có dấu hiệu thoái hóa sau thời gian dài sử dụng, cùng địa thế đồi gò khiến việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất không dễ thực hiện cũng đang ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng nông sản.
Đây là những rào cản mà địa phương đang tập trung nghiên cứu, tìm hướng tháo gỡ, tiến tới mở rộng diện tích canh tác lúa nếp cái hoa vàng trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Hạ Hòa là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, nơi có tỷ lệ người nông dân chiếm đa số. Trong những năm qua, trung tâm khuyến nông huyện đã tích cực tư vấn cho người nông dân ở Hạ Hòa chuyển đổi mô hình kinh tế vươn lên thoát nghèo

Ông Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã khẳng định như vậy khi trao đổi với NTNN về vụ việc doanh nghiệp ở Đồng Tháp không thu mua lúa cho nông dân dù đã ký kết hợp tác làm cánh đồng mẫu.

Theo đó, Đồng Nai chọn thực hiện thí điểm BHNN trong chăn nuôi đối với bò, heo, gà, vịt trên địa bàn các xã: Xuân Định, Bảo Hòa, Suối Cao (Xuân Lộc); Phú Xuân, Phú Thanh, Phú Lâm (Tân Phú); Phú Túc, Gia Canh và Phú Hòa (Định Quán)

Mô hình nuôi lươn của 12 hộ đầu tiên ở buôn Kte có hiệu quả, bà con xung quanh được tham quan học hỏi kinh nghiệm nên gần đây có thêm nhiều hộ đồng bào Jrai ở trong buôn và trong xã cũng bắt đầu đào bể nuôi lươn trong vườn nhà. Nghề nuôi lươn đã mở ra một hướng làm ăn mới cho người dân vùng quê lúa này

Được mệnh danh là một tỷ phú trên đất mía, đó là anh Hồ Văn Đức, sinh ra và lớn lên tại đất võ Tây Sơn-Bình Định. Ông lên lập nghiệp và gắn bó với cây mía từ năm 1994 tại xã An Thành, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Bao năm thăng trầm với cây mía, giờ gia đình anh Đức đã có đến 56 ha mía liệt vào dạng “đại gia” chân đất của Đak Pơ