Tỷ Phú Trên Đất Mía

Được mệnh danh là một tỷ phú trên đất mía, đó là anh Hồ Văn Đức, sinh ra và lớn lên tại đất võ Tây Sơn-Bình Định. Ông lên lập nghiệp và gắn bó với cây mía từ năm 1994 tại xã An Thành, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Bao năm thăng trầm với cây mía, giờ gia đình anh Đức đã có đến 56 ha mía liệt vào dạng “đại gia” chân đất của Đak Pơ, đi xe ô tô hãng Lacetti, có năm thu nhập lãi ròng từ cây mía đến 1,7 tỷ đồng.
Ngày còn ở quê Tây Sơn, gia đình anh Hồ Văn Đức đã biết đầu tư vào cây mía, chỉ có 3 sào đất anh đã dành 2 sào trồng mía. Ngày ấy cây mía khá lận đận, ít vốn, ít đất nên không tài nào thoát khỏi cảnh nghèo đói. Được biết trên Gia Lai nhiều đất đai, anh dắt díu gia đình lên Gia Lai thuê người phát được gần 2 ha rẫy dốc Đói. Con dốc dựng đứng trên quốc lộ 19, nó cao quá, đi lên hết con dốc là cảm thấy đói nên được gọi là dốc “Đói”. Ban đầu, cũng chỉ định trồng bắp, mì, đậu xanh để lo cái ăn, nhưng được một thời gian, anh quyết định quay lại với cây mía.
Năm 1999, dù đã có trong tay 16 ha nhưng anh Đức vẫn… trắng tay. Thế là hết vụ mía, ông lại chạy về quê làm ruộng. Cũng may thời đó còn có mấy sào ruộng lúa ở quê và có vợ chạy chợ buôn bán nên cũng đủ cái ăn. Bấy giờ giá mía xuống thấp quá, năng suất không cao, trồng nhiều càng thua lỗ. Có năm đem mía về chất thành đống ở chân ruộng mặc nắng mưa... Không chịu bó tay, những vụ sau, anh tìm các giống mía vừa có năng suất cao, lại phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu quyết tâm đầu tư trở lại. Trời không phụ lòng người, những năm sau đó, vùng mía của ông cho năng suất cao, cùng với giá cả ổn định, cuộc sống của gia đình anh Đức bắt đầu thay đổi. Có được ít vốn, anh dồn tất cả để mua thêm đất trồng mía. Đến nay sau hơn 15 năm ẩn mình dưới dốc Đói trồng mía, nông dân Tư Mía đã có đến 56 ha trải dài từ xã An Thành đến xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ. Gần đây, bình quân mỗi năm ông thu hơn 1 tỷ đồng, riêng niên vụ mía 2010-2011, gia đình ông lãi 1,7 tỷ đồng.
Anh Hồ Văn Đức cho rằng, được may mắn thành công thì đó là lộc trời mang lại nên anh sẵn sàng dang tay giúp đỡ mọi người, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 30 lao động địa phương với mức lương gần 3 triệu đồng/tháng. Anh Đức còn cho 80 hộ dân làng Buk, xã An Thành vay tiền không tính lãi để mua xe, làm nhà, mua phân bón, rồi hướng dẫn kỹ thuật để bà con biết canh tác giống mía mới cho năng suất cao hơn. Cuối vụ, gia đình anh còn đứng ra mua mía cho bà con nông dân theo giá của nhà máy. Ông cho biết: Vì với diện tích mía ít sẽ khó tiêu thụ, nên tôi gom của bà con lại để bán giùm. Ngày trước tôi cũng vậy, nếu không có mọi người chắc gì tôi có ngày hôm nay… Với nghĩa cử cao đẹp đó, anh Đức đã người dân địa phương tôn trọng và quý mến và gọi anh bằng cái tên thân mật “Tư Mia”
Có thể bạn quan tâm

Phạm vi quy hoạch vùng ĐBSCL gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP.Cần Thơ và 12 tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau

Theo thông tin từ Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Vasep, ngày 23/3/2011, ông Mark Powell đã đồng ý với đề nghị của VASEP tổ chức một cuộc họp 4 bên (WWF quốc tế, WWF Việt Nam, VASEP và Vinafish).

Ngày 6/4, ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu cho biết, sau nhiều tháng theo dõi, nghiên cứu, đơn vị đã thực hiện xét nghiệm thành công bệnh vi bào tử ở tôm sú

Theo Chi cục Phát triển nông thôn TP Hà Nội, toàn thành phố hiện có 3.200 trang trại sử dụng 8.200ha đất. Qua khảo sát, các trang trại tổng hợp như VAC, VACR có mức tăng trưởng lớn nhất (so với các trang trại chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp).

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về cây ăn trái nói chung và xoài nói riêng đang hướng tới chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, mô hình trồng xoài bao trái ở thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A đang được đông đảo các nhà vườn áp dụng.