Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúa Hè Thu Đối Mặt Sâu Bệnh

Lúa Hè Thu Đối Mặt Sâu Bệnh
Ngày đăng: 30/05/2012

Thông tin từ các Sở NNPTNT khu vực ĐBSCL, tình hình rầy nâu, sâu bệnh hại lúa ngày càng nghiêm trọng khi lúa hè thu tại đây đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.

PGS-TS Phạm Văn Dư - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, năm nay, diện tích lúa hè thu sớm (tức vụ xuân hè) tăng mạnh, khoảng hơn 250.000ha so với cùng kỳ 2011. Hiện tại, diện tích này đã bước vào thời kỳ thu hoạch, không ảnh hưởng bởi sâu bệnh. Tuy nhiên, đây chính là nguyên nhân khiến rầy nâu di chuyển từ vụ đông xuân sang gây hại trên diện rộng trong vụ hè thu chính.

“Nếu không ngăn chặn kịp thời, nguy cơ rầy nâu, sâu bệnh sẽ tích tụ và bùng phát trong thời gian tới, tiếp tục lây lan gây hại sang vụ khác ”, ông Dư lo lắng. Theo ông, bà con nông dân vẫn giữ thói quen gieo trồng liên tiếp các vụ khiến đất không có thời gian nghỉ ngơi, các mầm bệnh không được tiêu diệt triệt để.

Trước tình hình này, Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương tiến hành xuống giống đồng loạt, tập trung, né rầy để tránh sâu bệnh. Áp dụng “3 giảm, 3 tăng” ngay từ đầu vụ, đồng thời thường xuyên thăm đồng, kết hợp với theo dõi bẫy đèn để xác định mật độ rầy truyền bệnh trên đồng ruộng. Khi phát hiện cây lúa bị bệnh phải sớm tiến hành nhổ bỏ và tiêu huỷ. Nếu bị nhiễm nhẹ dưới 20% thì nên nhổ bỏ cây bị bệnh và vùi xuống ruộng, không bỏ tràn lan trên bờ ruộng.

Đối với bệnh đạo ôn, GS Bùi Chí Bửu – Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam cho rằng, cần thực hiện sử dụng hợp lý thuốc hoá học trên nền áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) theo sự hướng dẫn cụ thể của cán bộ chuyên môn bảo vệ thực vật ở địa phương. Tuyệt đối không phun thuốc khi chưa tới ngưỡng cần thiết, vì càng phun thuốc, rầy nâu càng bộc phá và gây hại nhiều hơn.

GS Bửu cũng khuyến cáo bà con cần thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện bệnh. Khi xảy ra bệnh nên ngừng bón phân đạm, giữ mức nước trên ruộng phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của cây lúa, nếu cần thì phun thuốc vào lúc sáng sớm khi trời đã ráo sương hoặc vào buổi chiều mát.

Có thể bạn quan tâm

Đi lên từ thất bại Đi lên từ thất bại

Trong chăn nuôi khó tránh khỏi những rủi ro, nhưng vực dậy từ hai bàn tay trắng để gầy dựng lại kinh tế gia đình như nông dân Lê Văn Hường (thôn Kỳ Phú, xã Tam Phước, Phú Ninh) thì không phải ai cũng làm được.

17/11/2015
Tiên Phước đầu tư nhiều nguồn lực mở rộng trang trại, gia trại Tiên Phước đầu tư nhiều nguồn lực mở rộng trang trại, gia trại

Chiều 16.11, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu chủ trì buổi làm việc với huyện Tiên Phước về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từ đầu năm đến nay. Cùng dự có Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Chín; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Thanh.

17/11/2015
Thêm 11 xã được công nhân đạt chuẩn nông thôn mới Thêm 11 xã được công nhân đạt chuẩn nông thôn mới

Chiều qua 16.11, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tổ chức cuộc họp nhằm xét các tiêu chí nông thôn mới tại 11 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh chủ trì cuộc họp.

17/11/2015
Khuyến cáo người dân không trộn càphê cũ lẫn mới để xuất bán Khuyến cáo người dân không trộn càphê cũ lẫn mới để xuất bán

Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp, nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên, không nên trộn lẫn cà phê nhân của niên vụ trước với niên vụ này để xuất bán, dễ làm ảnh hưởng đến chất lượng, thương hiệu cà phê của Việt Nam.

17/11/2015
Phát hiện hàng trăm tấn thức ăn chăn nuôi chứa chất cấm gây ung thư Phát hiện hàng trăm tấn thức ăn chăn nuôi chứa chất cấm gây ung thư

Đoàn thanh tra chuyên ngành, Bộ NN & PTNT phối hợp Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường-C49 vừa tiến hành niêm phong, lập biên bản xử phạt công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Trường Phú vì hành vi sử dụng chất cấm gồm Vàng-ô và chất tạo nạc sabutamol.

17/11/2015