Lớp Học Hiện Trường Về Nuôi Tôm Công Nghiệp

Học đi đôi với hành sẽ giúp học viên nắm vững kiến thức và có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Đây là phương châm của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau khi Trung tâm này đang mở các lớp học tại hiện trường về kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn xã Quách Văn Phẩm, huyện Đầm Dơi.
Lớp học thu hút sự quan tâm của 20 học viên là nông dân đang có nguyện vọng nuôi tôm công nghiệp và muốn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Lớp học diễn ra với hình thức cầm tay chỉ việc. Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh kết hợp với địa phương chọn đối tượng thả nuôi tôm công nghiệp thí điểm làm mô hình trình diễn trực quan cho lớp học.
Hiện tại tôm sú nuôi theo mô hình trình diễn này đã hơn 100 ngày tuổi với trên 32 con/kg. Ước sản lượng thu hoạch từ 7 đến 8 tấn/ha. Từ mô hình trình diễn này các kiến thức có liên quan như cách cải tạo ao nuôi, chọn con giống, phòng chống dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi tôm được truyền dạy cụ thể.
Bên cạnh đó, kiến thức về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, không sử dụng thuốc hóa chất thú y thủy sản cấm lưu hành cũng được phổ biến chi tiết giúp nông dân ý thức hơn về đảm bảo chất lượng hàng thủy sản trong quá trình nuôi.
Thông qua lớp học tại hiện trường, người học cũng được tập huấn về cách xử lý và quản lý môi trường nước, kiểm tra sức khỏe tôm nuôi qua từng giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó, họ còn được trang bị vốn kiến thức cơ bản trước khi ứng dụng đầu tư nuôi tôm công nghiệp sao cho thực sự có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Hồng Phong (64 tuổi - xã Giao Thạnh - Thạnh Phú - Bến Tre). Ông Phong đã nhiều năm điêu đứng vì nghề nuôi tôm sú thâm canh, và nay đang hy vọng vào con tôm thẻ chân trắng.

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính và một số loài cá truyền thống mà chưa phát triển được một số đối tượng thủy đặc sản.

Tôm chân trắng là loài thuỷ sản “ngoại nhập” - có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được nuôi phổ biến ở nhiều vùng trong tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, Móng Cái là địa phương có diện tích nuôi loài tôm này lớn nhất, với năng suất đạt cao nhất trong tỉnh. Dù vậy, tôm chân trắng ở Móng Cái cũng đang phải đối mặt với không ít vấn đề tồn tại mà để giải quyết được nó thì cần phải xây dựng được thương hiệu cho loài thuỷ sản này.

Tính đến ngày 1.10, tổng đàn gia súc trên toàn tỉnh Tây Ninh đạt 315.534 con - giảm 10% so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở đàn trâu giảm 11,36%, đàn bò giảm 9,74%, đàn lợn giảm 9,96%. Theo Cục Thống kê, nguyên nhân đàn trâu, bò giảm mạnh do không còn đồng trống để chăn thả, vì người dân đã tận dụng hết quỹ đất để trồng cây.

Chiều 31-12-2013, anh Việt cùng bạn bè tổ chức đi câu cá tại Biển Hồ. Thả câu được một lúc, anh Việt cảm thấy cần bị lôi với một lực rất mạnh. Biết rằng đã trúng cá lớn, anh cùng những người đi câu cố lôi cá lên bờ.