Lỏng lẻo quản lý chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

Điều ngạc nhiên là những cơ sở này đã tồn tại và sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi hàng chục năm nay nhưng đến nay mới bị phát hiện.
Thực tế này khiến nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao chất cấm lại được sử dụng dễ dàng và tùy tiện như vậy?
Hàng chục tấn sản phẩm thức ăn gia súc dạng đậm đặc hiệu Tinomix không nằm trong danh mục thức ăn chăn nuôi được sản xuất được đưa đi tiêu thụ là một ví dụ.
Tất cả những nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi này đều đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn được pha trộn thành phẩm.
Một ví dụ khác là có cơ sở chỉ đăng ký sản xuất 13 loại thuốc và sản phẩm hỗ trợ chăn nuôi nhưng lại sản xuất tới hơn 300 sản phẩm.
Theo đại diện Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, nguyên nhân chính để chất cấm tồn tại trong thức ăn chăn nuôi là việc quản lý chất Salbutamol còn nhiều bất cập.
Từ đầu năm tới nay, tỉnh Đồng Nai có 21 trường hợp bị phát hiện vi phạm; có 2 công ty bị đóng cửa tạm thời và bị xử phạt vì trộn chất cấm trong thức ăn chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, trên thực tế không ít nông dân mới phun thuốc trừ sâu được một, hai ngày đã mang ra chợ bán. Do đó lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau rất cao, nguy hiểm đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Thời gian gần đây, cùng với việc mở rộng chăn nuôi theo quy mô trang trại, nhiều nông dân đã chọn giống heo hướng nạc để nuôi, do loại vật nuôi này cho năng suất cao, sản phẩm phù hợp với thị trường.

Nông dân huyện Châu Phú nuôi thử nghiệm mô hình tôm càng xanh toàn đực trong ao đất và thu được thành công bước đầu. Phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Châu Phú cho biết, hiện có 16 hộ nuôi tôm càng xanh toàn đực chính vụ với diện tích 11,3 héc-ta, thuộc địa bàn các xã: Thạnh Mỹ Tây, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Phú. Giá tôm hiện nay khoảng 230.000 đồng/kg, đây là mức giá lý tưởng cho nông dân.

Trong tình hình dịch bệnh tôm nước lợ bùng phát mạnh thời gian gần đây, đặc biệt là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà vẫn chưa có giải pháp xử lý hữu hiệu khiến người dân trong vùng chưa dám mạnh dạn đầu tư vào con tôm thì tại Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ Nông nghiệp Nam bộ, các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đã nuôi thành công 6 ao nuôi tôm thẻ chân trắng đầu tiên.

Nông dân xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) đang vào vụ thu hoạch gừng trên đất cồn với lợi nhuận khá cao. Hiện, giá gừng khoảng 21.000 - 23.000 đồng/kg (năng suất bình quân khoảng 2 tấn/công), sau khi trừ các khoản chi phí, nông dân còn lãi từ 15 đến 18 triệu/công.