Long An Tìm Giải Pháp Chế Biến, Tiêu Thụ Chanh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội thảo tìm giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ, chế biến chanh trên địa bàn tỉnh Long An. Đến dự hội nghị có Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam tại TP.HCM - Nguyễn Văn Kỳ, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành.
Cây chanh được trồng tại Long An từ những năm 2000, với diện tích ban đầu khoảng 45ha. Tuy nhiên, tính đến tháng 12-2014, diện tích chanh đã tăng lên đến 5.773ha, sản lượng khoảng 83.000 tấn. Hiện sản phẩm này không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà đã vươn ra thị trường xuất khẩu. Chanh được trồng nhiều ở các huyện: Bến Lức, Đức Huệ, Đức Hòa, Thủ Thừa và Thạnh Hóa.
Trong 5.773ha, đã có 4.150ha đang thu hoạch, năng suất bình quân 200 tạ/ha. Những năm gần đây, do giá chanh ổn định, có khả năng xuất khẩu tốt và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên diện tích ngày càng tăng, bảo đảm thu nhập cho nông dân.
Với mục tiêu phát triển thành vùng sản xuất chanh thương phẩm, tập trung, mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho cả người sản xuất và doanh nghiệp, hướng đến xuất khẩu bền vững, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2800/QĐ-UBND, ngày 21-8-2014 về việc phê duyệt Đề án "Sản xuất và tiêu thụ chanh thương phẩm tỉnh Long An". Dự kiến phát triển diện tích sản xuất chanh đến năm 2020 là 10.000ha, thực hiện sản xuất theo hướng VietGap, sử dụng công nghệ bảo quản, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
Long An là tỉnh sản xuất chanh lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích chiếm hơn 27% tổng diện tích vùng và trên 15% diện tích cả nước. Hiện diện tích chanh đạt chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn VietGap là 60ha, vượt chỉ tiêu đặt ra cho việc xây dựng mô hình là 40ha. Tuy nhiên, với diện tích 5.773ha chanh trên địa bàn tỉnh hiện nay thì con số này còn khá khiêm tốn.
Ông Nguyễn Văn Kỳ cho biết, theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu của trái cây (không có rau màu) sang thị trường EU trong tháng 10-2014 đạt 26.885.468,9 USD.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của trái chanh chiếm tỷ lệ cao nhất, với 8.839.560,9 USD, chiếm 33,6%, kế tiếp mới đến thanh long và khóm. Nếu trái chanh của Việt Nam nói chung và chanh Long An nói riêng được đầu tư đúng hướng, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm thì kim ngạch xuất khẩu của trái chanh sẽ còn tăng hơn nữa trong thời gian tới.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến các đại biểu hợp tác xã trồng chanh cho rằng, để phát triển sản xuất và tiêu thụ chanh một cách bền vững, cần tập trung vào các yếu tố như: Quy hoạch ổn định vùng sản xuất cây chanh phù hợp với điều kiện tự nhiên; tăng cường kiểm tra phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả gây ảnh hưởng đến người sản xuất.
Nhà nước cần quan tâm đến các doanh nghiệp thu mua nông sản, có chính sách ưu đãi về giá cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP; đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo đảm phục vụ sản xuất và bảo vệ an toàn cho cây chanh, nhất là trong mùa lũ. Cần thiết phải có chính sách hỗ trợ nông dân qua các lớp tập huấn, chi phí đánh giá và chứng nhận VietGap lần đầu; đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất thông qua các tổ chức tập thể làm hạt nhân.
Phải có sự liên kết giữa các hộ nông dân sản xuất chanh, liên kết giữa các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất chanh thành những liên hiệp hợp tác xã đủ mạnh trong sản xuất và có khả năng cung cấp ổn định về số lượng và chất lượng ra thị trường những sản phẩm chanh mang nhãn hiệu Long An...
Có thể bạn quan tâm

Là doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ, từ nhiều năm qua, Công ty TNHH Vũ Thịnh (thị trấn Vôi, Lạng Giang, Bắc Giang) đã chú trọng phát triển các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Khoảng 10 phút đã gặt hết bay một sào lúa, nông dân chỉ việc mang thóc về phơi, đó là hiệu quả làm việc của chiếc máy gặt đập liên hợp lần đầu tiên có mặt ở xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn.

Khoai lang là loài cây dễ trồng, đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế ổn định. Sản phẩm khoai lang sản xuất ra không chỉ sử dụng cho tiêu dùng như một loại rau sạch, làm lương thực và làm quà mà còn thân thiện với môi trường và sức khoẻ của con người. Ngoài ra, khoai lang còn là nguyên liệu phục vụ cho công nghệ chế biến công nghiệp hiện nay như: chips, miến...

Vào thời điểm này, tại xã Việt Tiến huyện Việt Yên phần lớn bà con nông dân đã thu hoạch xong cà chua bi vụ đông để bước vào vụ mới nhưng còn một số hộ vẫn giữ lại cây cà chua bi để tận dụng thu hoạch nốt lứa quả cuối cùng. Bởi họ nhận thấy rằng thu được vài tạ quả lúc cuối vụ có giá trị kinh tế bằng cả một vụ lúa.

Trên một cánh đồng, nông dân cấy cùng một loại giống lúa, cùng một thời điểm và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ khâu giống, vật tư phân bón, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa sản xuất và công tác quản lý đồng ruộng nhằm tạo ra một chuỗi sản phẩm hợp lý, giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị trên 1ha đất canh tác – đó chính là mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đã và đang được triển khai thực hiện có hiệu quả tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng với quy mô 50 ha. Đây là cánh đồng mẫu đầu tiên trong tỉnh nhằm tạo ra một "cuộc cách mạng" trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.