Vào Vụ Thu Hoạch Quýt

Trong những ngày này, tại xã Quang Thuận (Bạch Thông - Bắc Kạn) nhiều tư thương đã cho cả xe tải từ các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội đến các hộ dân để thu mua quýt. Không khí mua bán chưa nhộn nhịp do mới bắt đầu vào vụ thu hoạch, nhưng các hộ dân khá vui vì giá thu mua tương đối cao.
Mặc dù tại các vườn quýt chưa chín rộ, tuy nhiên do giá đầu vụ cao nên nhiều gia đình đã tiến hành thu hoạch để bán. Giá bán đầu vụ hiện nay từ 15.000 - 18.000 đồng/kg; loại quả to, vỏ nhẵn đẹp có thể bán được giá 20.000 đồng/kg.
Theo chị Hà Thị Xuân, tư thương từ chợ Long Biên (Hà Nội) trực tiếp thu mua tại thôn Nà Thoi, xã Quang Thuận thì chị đã mua quýt được 5 ngày nay, hàng ngày vận chuyển về chợ Long Biên bán, lượng quả đầu vụ khá đồng đều, dù quả mới chỉ ương vàng nhưng rất ngọt do vậy việctiêu thụ rất nhanh. Hiện nay quả chưa chín nhiều mà đã có nhiều người lên đặt cọc tiền mua tại vườn với các hộ có quýt nên số lượng người bán vẫn còn ít, mỗi ngày chỉ thu mua được trên dưới 1 tấn quả.
Tại vườn cam, quýt thuộc khu vực suối Khau Cùa, anh Phạm Xuân Quyở thôn Nà Thoi cho biết: Hiện nay vườn cam, quýt của gia đình với hơn 2ha, gia đình đã nhận hàng chục triệu đồng tiền đặt cọc của một số tư thương từ tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn nên gia đình chỉ bán khi quả trong vườn chín hẳn. Tuy nhiên cũng còn băn khoăn là khi toàn vườn chín hẳn thì giá cả thị trường không biết thế nào, mặc dù đã có tư thương đứng ra đảm bảo bao tiêu sản phẩm nhưng vẫn phải theo giá thị trường. Năm 2012 với giá bán trung bình từ 10.000 - 15.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí gia đình cũng thu về hơn 200 triệu đồng từ cam, quýt.
Đồng chí Lưu Đình Thăng- Chủ tịch UBND xã Quang Thuận cho biết: Hiện nay toàn xã có 480ha cây cam, quýt, trong đó có khoảng 300ha là cây đã cho thu hoạch quả. Năm nay lượng quả ít hơn so với năm 2012, ước tính toàn xã chỉ khoảng 1.000 tấn. Tuy nhiên chất lượng quả năm nay có phần tốt hơn, dù quả ở các cây có ít hơn năm 2012 nhưng bù lại là quả to và đều vỏ mỏng, do vậy giá năm nay chắc chắn sẽ cao hơn năm trước, với số lượng ít thì đầu ra cho vụ quýt năm nay không có gì đáng ngại.
Hiện nay đường vào khu vực là vườn cam, quýt ở các thôn phần lớn đã được bê tông hoá hoặc được các hộ dân chung nhau mua xi măng, cát sỏi và tự bỏ ngày công để làm đường, do vậy xe máy đã có thể đến được tận trong vườn nên việc hái và vận chuyển quả ra ở những điểm tập kết mua khá thuận lợi.
Có thể bạn quan tâm

Theo chị Hạnh, ổi Đài Loan là loại cây dễ trồng, ít tốn phân bón nên chi phí đầu tư thấp, chủ yếu định kỳ phun thuốc phòng trừ các loại rệp sáp và cung cấp đủ lượng nước cho cây. Ưu điểm của trái ổi Đài Loan là vỏ láng, nhiều nước, ít hạt, giòn ngọt và thơm ngon nên được thị trường ưa chuộng, đầu ra ổn định.

Thực hiện cơ cấu đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi những năm qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành (Bến Tre) đã chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang đầu tư trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ ông Nguyễn Minh Bạch ngụ ấp Tân Phong Ngoại, xã Tân Thạch đã xây dựng thành công mô hình trồng thanh long đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Không khí tết len lỏi đến vườn cây bằng tín hiệu thu hoạch thì thị trường trái cây tết cũng bắt đầu sôi động. Các loại trái cây chủ lực của chợ tết như bưởi, cam, chanh, quýt, mãng cầu... đang được nhiều vựa tất bật thu mua, có loại đang chuẩn bị thu hoạch cũng đã được đặt hàng trước vài tuần. Tại vườn, các thương lái ráo riết “săn hàng” để kịp đưa trái cây bán ra chợ tết.

Đối với loại cây có múi như quýt, cư dân núi Cấm (xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) mang giống từ miệt Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp… về trồng rất thích hợp. Độc đáo hơn, trái cho thu hoạch vào dịp Tết, trở thành loại đặc sản quý hiếm ở An Giang.

Đã từ lâu rồi, vùng đất Tiền Giang được mệnh danh là “Vương quốc trái cây” của cả nước. Phù sa màu mỡ, thổ nhưỡng thích hợp đã phú cho miền đất này những vườn cây ăn trái sum sê. Tuy vậy, việc khai thác tiềm năng, lợi thế, nhất là việc xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn khiến cho một số loại trái cây đặc sản của tỉnh khó “xuất ngoại”.