Long An Nuôi Tôm Chân Trắng Lãi 500 Triệu Đồng Mỗi Ha

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành, tỉnh Long An đã thu hoạch xong 2.780ha tôm, đạt hơn 80% diện tích nuôi. Nông dân lãi từ 250 đến 350 triệu đồng/ha, có hộ lãi hơn 500 triệu đồng/ha.
Để có được kết quả trên, từ năm 2013, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân ở các huyện đầu tư thêm 40-50 triệu đồng để cải tạo ao đầm với độ sâu từ 1,5 đến 1,6m chuyển sang nuôi tôm chân trắng và từ 1 đến 1,2m nuôi tôm sú.
Mỗi năm, người dân chỉ cần thả nuôi 2 đợt để có thời gian làm vệ sinh ao đầm, cắt mầm mống dịch bệnh.
Hiện nay có gần 90% hộ ở các huyện trên chuyển sang nuôi tôm chân trắng, năng suất đạt 3 tấn trở lên, có hộ đạt từ 4 đến 6 tấn/ha. Với giá bán tôm chân trắng hiện nay từ 120.000-175.000 đồng/kg, nông dân lãi từ 250 đến 350 triệu đồng/ha, thậm chí có những hộ thu lãi hơn 500 triệu đồng/ha, gấp 10 lần so với nuôi tôm sú.
Mặc dù chuyển sang nuôi tôm chân trắng hiệu quả, nhưng hiện vẫn còn 2.000 đến 2.500 hộ ở hai huyện Châu Thành và Cần Đước thiếu vốn để cải tạo ao đầm, độ sâu, không đảm bảo việc nuôi tôm an toàn dịch bệnh theo hướng VietGAP. Do đó, dịch bệnh vẫn xảy ra khiến năng suất chỉ đạt từ 1,8 đến 2 tấn/ha.
Anh Trần Văn Tý, ở xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước và nhiều hộ nuôi tôm khác cho rằng, nếu được Nhà nước hỗ trợ cho nông dân vay vốn về thuê cơ giới, lao động nạo vét cải tạo lại ao đầm thêm độ sâu từ 0,5 đến 0,6m, nông dân sẽ an tâm đầu tư nuôi tôm.
Cùng với đó, việc tôm nuôi cho năng suất cao hơn, hiệu quả kinh tế sẽ tăng theo và người dân có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
Có thể bạn quan tâm

Hiện mặt hàng cá tra đã xuất khẩu sang 150 quốc gia trên thế giới (Hoa Kỳ và EU chiếm gần 40%), giá trị xuất khẩu khoảng 1,8 tỷ USD/năm, trong đó tỷ trọng xuất khẩu cá tra phi lê chiếm khoảng 90%.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, năm 2013, cả nước có gần 320 triệu con gia cầm, trong đó vùng có đàn gia cầm lớn nhất là ĐBSH với hơn 85 triệu con; tiếp đến là ĐBSCL 58,7 triệu con. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm hiện nay chủ yếu theo quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, thiếu liên kết và định hướng thị trường.

Mắc ca là loại cây công nghiệp mới bắt đầu phát triển vào giữa thế kỷ 20 tại Úc, Mỹ, sau đó mở rộng ra một số nước khác như Nam Phi, Guatemala, Nigeria, diện tích trồng trọt đến nay trên toàn thế giới mới đạt 80.000 ha (2014).

Cũng từ đây các cán bộ di truyền giống đã lai tạo chọn lọc thành công một giống lúa cao sản ngắn ngày, trồng được ba vụ trong năm trong tất cả các vùng sinh thái đồng bằng: hạt rất dài (> 7,5 mm), chất lượng cơm không thua kém các giống lúa mùa địa phương quang cảm ở thượng nguồn Mekong (Thái Lan, Campuchia).

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc, hóa chất xử lý môi trường ao nuôi cũng thường xuyên hơn trong suốt vụ nuôi. Tuy nhiên, người ta chưa quan tâm các ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người sử dụng và có những biện pháp phòng trừ.