Long An Được Mùa Thanh Long

Những ngày gần đây, thanh long tại các nhà vườn trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An đang hút hàng. Ước tính, mỗi ngày có khoảng 100 xe container, xe tải từ Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tiền Giang… chạy về Châu Thành để lấy hàng đi xuất khẩu.
Hiện nay, giá thanh long ở Long An khá cao, dao động từ 17.000 - 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do thanh long trên địa bàn tỉnh Long An đang trong giai đoạn cuối vụ tự nhiên và bắt đầu vụ xông đèn nên nhà vườn vẫn thiếu hàng cung cấp cho thương lái.
Anh Nguyễn Nam Tiến, phụ xế cho một doanh nghiệp thu mua thanh long ở TP Hồ Chí Minh cho biết, xe container của anh đã đến Long An cách đây ba ngày, đến chiều 30 - 9 mới có đủ 21 tấn thanh long để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo ông Bùi Văn Tấn, Phó chủ tịch UBND huyện Châu Thành, tỉnh Long An, so với cùng thời điểm năm trước, năm nay, thanh long Châu Thành hút hàng hơn và giá cả cũng cao hơn dù chưa phải vào vụ chính xông đèn.
Ông Tấn cho biết thêm, một trong những nguyên nhân khiến thanh long Châu Thành, Long An hút hàng là do thanh long ở một số địa phương khác bị dịch bệnh, hoặc trái còn nhỏ, do đó không đủ lượng hàng xuất khẩu.
Với giá như hiện nay, mỗi ha thanh long, người dân Châu Thành thu lợi nhuận gần 200 triệu đồng, dù chưa phải là vụ thu hoạch chính. Đến nay, diện tích trồng thanh long trên địa bàn huyện Châu Thành đã hơn 5.000 ha.
Có thể bạn quan tâm

Cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị gửi các bộ, ngành, địa phương về đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Sau gần 5 năm nỗ lực xây dựng nông thôn mới (NTM), Vĩnh Linh đã có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Năm 2015, Vĩnh Linh phấn đấu có thêm 4 xã về đích. Và mục tiêu cao hơn nữa là trở thành huyện NTM đầu tiên của Quảng Trị vào cuối năm 2020.

Đó là chia sẻ của ông Đào Mạnh Hùng – nguyên Phó Giám đốc Sở NNPTNT, Chánh văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Quảng Trị với Trang Trại Việt.

Đến ấp 4B, xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi, TP.HCM) hỏi ông Huỳnh Văn Chính nuôi rùa không ai không biết, bởi ông có tiếng là người thành công và đi tiên phong nuôi rùa thịt tại địa phương.

Đồng Nai đang đẩy mạnh hình thành hàng loạt mô hình cánh đồng lớn liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, thế nhưng muốn đạt được mục tiêu đề ra cần giải quyết nhiều trở ngại, nhất là đồng vốn.