Lợi Nhuận Từ Trồng Bí Đỏ

Gần đây, bí đỏ đã trở thành cây trồng hàng hóa khá quen thuộc với người dân tại nhiều làng quê Dak Lak, mang lại nguồn thu nhập khá cao so với nhiều loại cây trồng khác.
Trong khi nhiều nông dân ở xã Ea Sar (huyện Ea Kar) đứng ngồi không yên bởi nhiều đồng mía quá thời gian thu hoạch nhưng chưa có lịch nhập cho nhà máy, gia đình chị Phạm Thị Nguyệt (thôn 1) lại khá thong dong với việc thu hoạch bí đỏ.
Mới bước vào đầu vụ nên chị Nguyệt chưa khẳng định lợi nhuận của vụ bí này là bao nhiêu, nhưng theo ước tính của gia đình, mỗi ha bí có thể cho năng suất từ 25-30 tấn, với giá thương lái thu mua tại ruộng hiện nay 7.000-8.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi trên 50 triệu đồng/ha.
Ông Nguyễn Kim Anh (thôn 2) – người đang phá bỏ mấy ha mía để chuyển sang trồng bí đỏ và các loại hoa màu khác, cho biết: so với nhiều cây trồng khác, bí đỏ tương đối dễ trồng, dễ chăm sóc, không tốn nhiều công lao động; chi phí đầu tư về giống, phân bón không cao, chủ yếu dùng phân chuồng đã ủ hoai mục.
Cũng như ở huyện Ea Kar, gần đây nhiều bà con nông dân ở huyện Krông Bông cũng đã đầu tư kinh phí mua sắm máy bơm, ống tưới để trồng bí đỏ vụ 3 (từ tháng 10 hoặc 11 hàng năm), đưa diện tích bí đỏ toàn huyện lên hơn 20 ha. Mô hình bí đỏ của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng (thôn 3, xã Ea Trul) được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay.
Nhờ biết áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc nên nhiều vụ bí đỏ liên tiếp ông Hùng “trúng lớn”. Ông Hùng chia sẻ: Thuận lợi nhất là không lo đầu ra, cứ đến mùa thu hoạch là thương lái đến tận ruộng thu mua.
Trung bình mỗi sào bí đỏ (loại bí đậu hay còn gọi là bí hồ lô) cho năng suất 2,5 tấn đến 3 tấn; thời điểm cận Tết Nguyên đán Giáp Ngọ có giá khoảng 10.000 đồng/kg, còn hiện nay là 5.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí 3 tháng trồng và chăm sóc, mỗi sào bí đỏ mang lại lợi nhuận khoảng 3-4 triệu đồng. Đây là khoản thu nhập không nhỏ đối với bà con nông dân ở vùng đất thường xuyên đối mặt với hạn hán, nếu không trồng bí người dân sẽ bỏ đất trống.
Do cây bí đỏ mang lại lợi nhuận cao nên đã xuất hiện tình trạng đổ xô trồng bí đỏ, thậm chí có những gia đình không có đất cũng đi thuê đất nơi khác để trồng loại cây này. Việc sản xuất độc canh, theo phong trào, bất chấp sự khuyến cáo của ngành chức năng luôn chứa đựng nhiều rủi ro, vì vậy, người dân cần hết sức thận trọng, không nên phát triển một cách ồ ạt.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, chuối trồng ở các xã An Lĩnh, An Xuân, An Thọ (huyện Tuy An) bị bệnh rũ lá, sau đó chết khô mà không biết nguyên nhân. Xung quanh vấn đề này, Báo Phú Yên phỏng vấn thạc sĩ Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên.

Nghị định 67/2014/NĐ – CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ban hành là tin vui đối với ngư dân (có hiệu lực vào ngày 25.8 tới). Những ngày này, các ngân hàng đã tập trung vốn, cải cách thủ tục vay để sẵn sàng giải ngân cho các ngư dân, các đơn vị, tổ chức phát triển thủy sản.

Vụ Tín dụng kinh tế ngành (thuộc Ngân hàng Nhà nước) đã công bố dự thảo hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng đối với lĩnh vực thủy sản theo chỉ đạo cấp bách của Chính phủ. Gói tín dụng hỗ trợ ngư dân sẽ chính thức được triển khai vào ngày 25.8.

Xoài cát Hòa Lộc được thương lái vào tận vườn thu mua giá loại I (từ 350 -400 gram/trái) 90.000-110.000 đ/kg, loại II ( dưới 300 gram/trái) giá 50.000 – 60.000 đ/kg, cao gấp 3-4 lần so với cách đây 2 tháng. Theo ông Bê, với giá bán này trừ các khoản chi phí lãi gần 350 triệu đ với hơn 200 gốc xoài.

Những xã có diện tích mì bị ngập úng nhiều gồm có xã Tân Đông 107 ha, Tân Phú 710 ha, Tân Hà 100 ha, Tân Hưng 250 ha, Tân Hội 300 ha và Tân Thành 500 ha.