Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợi nhuận hơn 600 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng cam mật

Lợi nhuận hơn 600 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng cam mật
Ngày đăng: 24/07/2015

Cùng dạo quanh vườn cam mật hơn 7 năm tuổi, rộng khoảng 10ha đang trĩu quả, ông Nguyễn Thanh Bình kể, khoảng năm 2000, vườn nhà ông chủ yếu canh tác các loại cây tạp. Nhận thấy vườn còn nhiều khoảng đất trống nên ông mua vài chục gốc cam mật trồng xen vào. Nhưng khi trồng theo cách trồng truyền thống, cam chỉ cho thu hoạch khoảng 1 năm thì không thể tiếp tục cho trái.

Xác định đây là mô hình cây trồng thích hợp trên vùng đất nhà và đem lại kinh tế ổn định cho gia đình nên ông Bình quyết định đầu tư cải tạo vườn để trồng cam mật. Để có kinh nghiệm trồng cam, ông Bình chủ động học hỏi cách trồng của những người trồng cam tại huyện Lai Vung và các tỉnh miền Tây, đồng thời thường xuyên theo dõi, học tập kinh nghiệm cách phòng và trị bệnh cho cây trồng từ các chương trình khuyến nông trên các phương tiện thông tin.

Ông Bình chia sẻ: Trồng cam quan trọng nhất là chủ động được vùng đất, nước tưới, loại thuốc và bón phân hợp lý. Tuy nhiên, mấu chốt quan trọng mang lại thành công trong mô hình trồng cam của gia đình ông là việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm các bước: chọn giống cây khỏe, chú trọng bổ sung dinh dưỡng thường xuyên, hạn chế sử dụng phân hóa học... Ngoài ra, ông Bình còn thu mua phân chuồng về trộn chung với nấm Tricodecma và phải ủ trong vòng 2 tháng mới đem bón cho cây (lượng phân bón cho mỗi vụ là hơn 2 tấn). Kết hợp với việc bón phân chuồng, ông Bình còn sử dụng thêm các loại phân hữu cơ khác để bón cho vườn cam.

Ông Bình cho biết: “Từ khi áp dụng phương pháp bón phân chuồng kết hợp sử dụng phân hữu cơ, cây cam trở nên xanh tốt, chất lượng trái đẹp và vị ngọt hơn so với trước”. Hiện tại, mỗi năm vườn cam mật của ông Bình có thể cho 60 tấn trái, trừ các khoản phí, gia đình ông lãi hơn 600 triệu đồng. Cuộc sống của gia đình trở nên khá giả hơn.

Với vườn cam mật đang cho thu nhập ổn định, mô hình kinh tế của gia đình ông được người dân xung quanh đến tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm. Cứ ai muốn hỏi về kinh nghiệm trồng thì ông dẫn ra tận vườn cam để hướng dẫn chi tiết. Từ chọn vùng đất trồng, nước tưới, phân bón, thuốc phun an toàn cho đến cách phun hiệu quả nhất. Từ mô hình hiệu quả này, nhiều hộ dân trong xã và các xã lân cận cũng đã cải tạo vườn tạp để trồng cam, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế và thoát nghèo.

Mô hình trồng cam mật của gia đình ông Nguyễn Thanh Bình được chính quyền và người dân địa phương đánh giá rất cao do đạt hiệu quả về lợi nhuận và có thể mở rộng quy mô, giúp nông dân phát triển kinh tế gia đình và từng bước vươn lên làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Diện tích mía nguyên liệu giảm trên 600 ha Diện tích mía nguyên liệu giảm trên 600 ha

Ông Hồ Thành Phi, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cho biết: Do hiệu quả kinh tế cây mía thấp, Công ty cổ phần đường Bình Định (BISUCO) thiếu quyết tâm đầu tư nên nông dân trong vùng nguyên liệu mía của huyện đã phá bỏ mía chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, khiến cho diện tích mía nguyên liệu bị giảm mạnh.

18/08/2015
Để vụ lúa thành công trên đất tôm Để vụ lúa thành công trên đất tôm

Năm 2014, vụ lúa trên đất nuôi tôm của người dân trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau tuy không được như mong đợi, nhưng tính hiệu quả bền vững của mô hình sản xuất kết hợp này nhiều năm qua đã khẳng định được vị thế trong lòng người dân ở những vùng chuyển dịch. Chính vì thế, năm 2015, người dân trên địa bàn huyện tiếp tục duy trì và phát triển vụ lúa - tôm.

18/08/2015
Hỗ trợ HTX sầu riêng Ngũ Hiệp tiêu thụ tốt nông sản hàng hóa Hỗ trợ HTX sầu riêng Ngũ Hiệp tiêu thụ tốt nông sản hàng hóa

Nhằm giải quyết tốt đầu ra ổn định cho các nông sản hàng hóa chủ lực của địa phương, Tiền Giang đang triển khai dự án "Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, sơ chế gắn với tiêu thụ sản phẩm" tại HTX sầu riêng Ngũ Hiệp. Tổng kinh phí dự án trên 170 triệu đồng, trong đó vốn đối ứng của HTX hơn 92 triệu đồng. Thời gian triển khai dự án từ tháng 8 - 12/2015.

18/08/2015
Sầu riêng nhúng thuốc sự thật và nỗi oan Sầu riêng nhúng thuốc sự thật và nỗi oan

Sau một thời gian thông tin trái cây bị nhúng hóa chất cho mau chín và bảo quản được lâu tạm lắng xuống thì những ngày qua trên mạng xã hội, một loạt hình ảnh chụp cận cảnh trái sầu riêng ngâm trong thùng hóa chất màu vàng được share (chia sẻ) với tốc độ chóng mặt. Những hình ảnh này cùng với lời cảnh báo các công ty xuất khẩu trái cây của Trung Quốc đang sử dụng một loại hóa chất độc hại để làm chín các loại trái như sầu riêng, mít, chuối, xoài, táo… khiến người tiêu dùng vô cùng lo lắng.

18/08/2015
Hội thảo ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây nho Hội thảo ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây nho

Ngày 13-8, tại xã Nhơn Sơn, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học SRE&RL phòng, chống nấm mốc trên Nho giai đoạn trước và sau thu hoạch. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Khoa học& Công nghệ, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, các nhóm liên kết trồng nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

18/08/2015