Lời nhiều từ trồng bắp trái vụ xen trong vườn cao su

Nắm bắt được nhu cầu thị trường, chị Hâm đã trồng xen bắp nếp trên diện tích gần 1 ha cao su 2 năm tuổi. Để đảm bảo bắp bán ra không bị quá già, chị xuống giống không cùng lúc mà chia ra nhiều đợt, mỗi đợt khoảng 1.000m2. Quy trình chăm sóc được chị tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất giống. Chị Hâm cho biết: Muốn bán được giá, người trồng bắp cần chăm sóc kỹ để bắp cho trái đều, bình quân 4 trái/kg là bán được giá nhất.
Từ khi xuống giống cho đến thu hoạch chỉ mất 75 - 80 ngày. Với cự ly trồng 60 x 20cm, 1.000m2 trồng bắp nếp cho thu 1,5 tấn bắp tươi. Trừ mọi chi phí, chị Hâm lãi không dưới 3 triệu đồng.
Vườn bắp xen trên diện tích gần 1 ha, sau một đợt trồng trái vụ, chị Hâm không chỉ có lãi 30 triệu đồng mà vườn cao su cũng được hưởng lợi từ việc bón phân, tưới nước nên cây phát triển rất tốt. Cũng nhờ trồng bắp, chị Hâm chủ động nguồn thức ăn tươi cho đàn trâu gần 20 con của gia đình.
Từ cách làm hay của chị Hâm, 2 năm nay đồng bào Xêtiêng ở khu phố Đông Phất đã học hỏi và làm theo.
Có thể bạn quan tâm

Tổng Công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) được xem là “anh cả” trong việc thực hiện dự án sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên cát ven biển tại Hà Tĩnh. Sau 2 vụ sản xuất, hơn 10 ha vùng dự án liên tục phủ màu xanh kể cả những ngày hè cát nóng như chảo lửa.

Trong khi đó, tính đến ngày 15/7, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng lượng gạo xuất khẩu qua biên giới phía Bắc là chưa đến 0,6 triệu tấn. Như vậy, có khả năng một lượng gạo không nhỏ đã được xuất khẩu qua biên giới mà không được cơ quan chức năng thống kê đầy đủ.

Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác hải sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.

Mặc dù có thời điểm do giá chè xuống thấp, việc canh tác gặp khó khăn, nhiều hộ gia đình đã chặt bỏ cây chè và chuyển sang các loại cây trồng khác, nhưng từ sau năm 2001 đến nay, do nhu cầu tiêu thụ chè trên thị trường tăng mạnh, nghề trồng chè ở Ngọc Đồng cũng có bước phát triển mới.

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.