Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợi Ích Từ Ứng Dụng 1 Phải, 5 Giảm

Lợi Ích Từ Ứng Dụng 1 Phải, 5 Giảm
Ngày đăng: 08/10/2013

Chương trình “1 phải, 5 giảm” (1P5G) ngày càng được nhiều nông dân huyện Châu Thành (An Giang) áp dụng. Bởi, chương trình không những tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe cho nông dân.

Phó Trưởng trạm Bảo vệ Thực vật (BVTV) huyện Châu Thành Nguyễn Thị Lê cho biết, vụ hè thu vừa qua, toàn huyện có hơn 10.000 nông dân tham gia ứng dụng sản xuất lúa theo các biện pháp kỹ thuật của chương trình “1P5G” trên tổng diện tích gần 13.000 héc-ta, đạt 44,35%. Trong đó, các địa phương có diện tích áp dụng “1P5G” cao, như: Vĩnh Lợi, Vĩnh Thành, Hòa Bình Thạnh, Tân Phú, Bình Hòa…

Riêng vụ thu đông 2013, do thời tiết không được thuận lợi, dịch bệnh phát triển hơn các vụ trước nên diện tích áp dụng “1P5G” trên địa bàn huyện có giảm nhưng không đáng kể. “Hầu hết nông dân khi tham gia tập huấn “1P5G” đều biết cách sử dụng giống lúa chất lượng cao, mật độ sạ vừa phải, bón phân theo bảng so màu lá lúa và sử dụng thuốc theo phương pháp “4 đúng”, giúp hạn chế số lần phun xịt.

Do đó, số lượng nông dân và diện tích tham gia ứng dụng “1P5G” ngày càng tăng lên qua mỗi vụ. Tuy năng suất lúa áp dụng “1P5G” không cao hơn bao nhiêu phương pháp sản xuất cũ nhưng giúp nông dân giảm đáng kể chi phí sản xuất từ 1 - 3 triệu đồng/héc-ta”, chị Lê chia sẻ.

Nông dân Trần Văn Châu, ấp Hòa Thạnh (xã Hòa Bình Thạnh) canh tác lúa ứng dụng “1P5G” hơn 4 năm nay, cho biết, sau khi tham gia lớp tập huấn, hội thảo ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, chương trình “3 giảm, 3 tăng”, “1P5G” do Trạm Bảo vệ Thực vật huyện tổ chức, ông mạnh dạn ứng dụng tiến bộ này vào sản xuất thay cho tập quán cũ.

“Mặc dù được cán bộ Nông nghiệp hướng dẫn khá kỹ nhưng vụ đầu tiên áp dụng, tôi cũng hơi lo. Khi thu hoạch, tuy năng suất không cao hơn bao nhiêu nhưng tiết kiệm từ 150.000 – 250.000 đồng/công với phương pháp sản xuất cũ. Từ đó, tôi áp dụng “1P5G” cho đến nay” - ông Châu nói.

Bà Nguyễn Thị Lê cho biết, từ đầu năm đến nay, Trạm BVTV huyện Châu Thành đã tổ chức 16 lớp tập huấn “1P5G”, thu hút rất đông nông dân tham gia. Qua đánh giá kết quả, mô hình “1P5G” giúp nông dân tiết kiệm được giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, số lần bơm nước, tỷ lệ đổ ngã thấp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe cho bà con nông dân.

Tuy năng suất không tăng nhiều nhưng giúp nông dân tiết kiệm từ 1 – 3 triệu đồng/héc-ta so với kỹ thuật canh tác truyền thống. Thời gian tới, ngành Nông nghiệp huyện tiếp tục tăng cường tuyên truyền, mở các lớp tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật canh tác cho bà con nông dân. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng và diện tích áp dụng “1P5G” trên địa bàn huyện.


Có thể bạn quan tâm

Mở rộng cánh đồng lớn Mở rộng cánh đồng lớn

9 tháng đầu năm 2015, Sở NN-PTNT Vĩnh Long đã triển khai được 5.423 ha cánh đồng lớn; các huyện, thị thực hiện thêm 10.030 ha, nâng tổng diện tích cánh đồng lớn toàn tỉnh lên 15.453 ha (tăng 6.460 ha so với năm ngoái).

26/09/2015
Bước tiến sản xuất hạt giống lúa lai F1 Bước tiến sản xuất hạt giống lúa lai F1

Năm 2015 cả nước có 19 đơn vị tham gia SX hạt giống lúa lai F1 với tổng diện tích 2.051 ha, tăng 17,3% so với năm 2014.

26/09/2015
Nuôi hàu trong lồng bè Nuôi hàu trong lồng bè

Nhiều nơi ở ven biển huyện Duyên Hải (Trà Vinh) bắt đầu tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi hàu. Bước đầu đã mang lại hiệu quả cho kinh tế cao.

26/09/2015
Thâm canh dưa Kim Thâm canh dưa Kim

Trồng dưa Kim (dưa lê vàng) vụ thu đông tuy không phải là vụ chính song nếu thâm canh tốt sẽ cho hiệu quả kinh tế rất cao. Xin chia sẻ kinh nghiệm SX nhằm mang lại hiệu quả.

26/09/2015
Trồng nấm rơm thu nhập khá Trồng nấm rơm thu nhập khá

Hiện giá nấm tăng cao là do diện tích, sản lượng giảm đáng kể, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng và chế biến XK tăng mạnh.

26/09/2015