Những Giải Pháp Ứng Phó Tạm Thời Bệnh Vàng Đầu Trên Cam Sành

Trong khi chưa có kết luận chính thức nguyên nhân gây bệnh vàng đầu trên cam sành, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh khuyến cáo nhà vườn tiến hành thực hiện những giải pháp tạm thời như: không phun xịt các loại thuốc bảo vệ thực vật trừ dịch hại bừa bãi; cần bón phân cân đối dinh dưỡng, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật canh tác theo khuyến cáo và quản lý cỏ dại hợp lý trong vườn cam; không sử dụng nguồn nước tưới bị nhiễm chất độc hại, đồng thời có biện pháp quản lý sâu bệnh thích hợp; đối với vườn cam bị nhiễm bệnh nặng cần đốn bỏ tránh dịch hại lây lan.
Thời gian qua, hiện tượng “vàng đầu” trên cam sành ngày càng diễn biến phức tạp. Từ đó đã gây hoang mang, lo lắng cho không ít nhà vườn ở huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang). Bởi loại bệnh này chưa xác định rõ nguyên nhân và chưa có thuốc khống chế hữu hiệu.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, giá gỗ nguyên liệu để chế biến dăm XK như bạch đàn, keo lai được các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Định thu mua ở mức ổn định 1,25 triệu đồng/tấn

Theo Sở NN - PTNT Bắc Giang, năm nay toàn tỉnh có 1,8 ngàn ha nhãn cho thu hoạch, sản lượng ước đạt hơn 15 ngàn tấn, tăng 2 ngàn tấn so với năm ngoái.

Bộ Tài chính vừa công bố giá thành lúa HT 2015 ở ĐBSCL. Theo đó, giá thành bình quân lúa vụ HT 2015 ở ĐBSCL cao hơn 196 đ/kg so với giá thành bình quân vụ HT 2014.

Đến tháng 6/2015, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu đã tăng lên 2.582 ha, chủ yếu tại 2 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc, tuy nhiên không có diện tích nhiễm nặng. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, diện tích bị nhiễm và mức độ nhiễm bệnh đốm nâu trên cành non và các lứa trái chính vụ sẽ tiếp tục gia tăng trong mùa mưa.

Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh trên biển Đông đã gây mưa lớn trên địa bàn huyện Tánh Linh từ ngày 7/7 cho đến nay, đồng thời nước sông La Ngà dâng cao đã gây ngập úng trên 661 ha lúa.