Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợi Ích Kép Từ Bảo Vệ Rừng Kết Hợp Nuôi Thủy Sản

Lợi Ích Kép Từ Bảo Vệ Rừng Kết Hợp Nuôi Thủy Sản
Ngày đăng: 15/05/2012

Anh Quách Phi Long, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, được giao 3 ha rừng. Anh thả nuôi 1,5 tấn ốc len, sau 7 tháng cho thu hoạch gần 2 tấn ốc. Giá thương lái thu mua tại vùng nuôi là 60.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí đầu tư, anh Long thu lãi gần 50 triệu đồng.

Theo tính toán của các hộ nuôi ốc len, cứ thả nuôi 1 tấn ốc len giống, sau 7 tháng cho sản lượng từ 1,2-1,5 tấn. Như vậy, bình quân mỗi héc-ta rừng, hộ nuôi ốc len thu lãi từ 10-12 triệu đồng. Hộ thả nuôi 10 ha sẽ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, người dân còn khai thác nguồn lợi thủy sản như: ba khía, cá kèo sinh sản tự nhiên dưới tán rừng phòng hộ.

Thu hoạch ốc len dưới tán rừng

Mô hình nuôi ốc len thí điểm ở rừng phòng hộ không chỉ tạo việc làm, cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo cho các hộ dân mà còn giảm áp lực từ nạn chặt phá cây rừng trái phép. Trong khi lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng còn mỏng thì những hộ dân được giao đất, giao rừng nuôi thủy sản còn có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ từng cây mắm, cây đước.

Anh Nguyễn Văn Công, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, người được giao 10 ha đất rừng nuôi ốc len, chia sẻ, rằng các cư dân ở đây đều phải chấp hành nghiêm việc quản lý, bảo vệ rừng. Hằng ngày mỗi người đều có trách nhiệm đi kiểm tra vài lượt, nếu phát hiện có người chặt phá cây rừng trái phép thì lập tức ngăn cản hoặc báo ngay với Hạt kiểm lâm để xử lý.

Huyện Phú Tân có bờ biển dài 37 km, chạy dài từ địa phận xã Phú Tân, Tân Hải, thị trấn Cái Đôi Vàm đến xã Nguyễn Việt Khái với hơn 3.000 ha rừng phòng hộ. Hằng năm, diện tích rừng nơi đây bị thu hẹp dần do nạn chặt phá cây rừng trái phép. 

Trước thực trạng trên, Sở NN&PTNT chỉ đạo Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ biển Tây và Ban Quản lý rừng phòng hộ Sào Lưới giao 170 ha rừng cho 19 hộ dân thực hiện thí điểm mô hình quản lý, bảo vệ rừng kết hợp với nuôi thủy sản, chủ yếu là nuôi ốc len dưới tán rừng.

Việc bảo vệ rừng kết hợp với nuôi thủy sản dưới tán rừng được xem là mô hình "2 trong 1", mang lại hiệu quả thiết thực, cải thiện đáng kể đời sống của cư dân vùng biển./.

Có thể bạn quan tâm

Không nên sạ lúa gửi trong mía Không nên sạ lúa gửi trong mía

Đó là khuyến cáo của bộ phận khuyến nông, thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) trước tình hình người dân sạ lúa gửi trong mía ngày càng nhiều.

20/06/2015
Chế tạo thành công máy bóc hạt mắc ca Chế tạo thành công máy bóc hạt mắc ca

Ông Lê Thanh Trị (Đức Trọng - Lâm Đồng) là người đã chế tạo thành công máy tách vỏ ngoài hạt mắc ca. Hiện giá bán mỗi chiếc máy tách vỏ hạt mắc ca được ông bán ra thị trường là 14 triệu đồng.

20/06/2015
Chuyển đổi cây trồng tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp Chuyển đổi cây trồng tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) hình thành 2 khu vực cây trồng chính: Lúa nước tập trung chủ yếu ở các xã Xuân Hải, Tân Hải, Hộ Hải và Phương Hải, với diện tích 2.200ha; hành, tỏi, rau màu trồng nhiều ở Vĩnh Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải.

20/06/2015
Đổ bỏ nhiều tấn hành tây vì chờ tăng giá Đổ bỏ nhiều tấn hành tây vì chờ tăng giá

Thời gian qua, rất nhiều hộ nông dân ở phường 7, nơi có diện tích trồng hành tây lớn nhất Đà Lạt đã phải đem hành đổ vì thời gian trữ trong kho chờ tăng giá quá lâu dẫn đến nông sản này bị hư hỏng, nảy mầm.

20/06/2015
Phú Yên phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn Phú Yên phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn

Chiều 15/6, tại huyện Sông Hinh (Phú Yên), Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn. Tham dự buổi lễ có tiến sĩ Ignazio, chuyên gia Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT); tiến sĩ Bùi Xuân Phong, Phó phòng Quản lý sinh vật hại rừng Cục Bảo vệ Thực vật; tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT.

20/06/2015