Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lời Giải Cho Bài Toán Vốn Đối Ứng Của Ngư Dân

Lời Giải Cho Bài Toán Vốn Đối Ứng Của Ngư Dân
Ngày đăng: 21/10/2013

Khó khăn lớn nhất của ngư dân trong nhiều năm liền là phải có nguồn vốn đối ứng ban đầu từ 30-40% giá trị con tàu, mới có thể được vay vốn để phục vụ đánh bắt xa bờ.

Nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm mạnh, đóng tàu công suất lớn để vươn khơi là cách giúp ngư dân tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Thế nhưng khó khăn lớn nhất của ngư dân trong nhiều năm liền là phải có nguồn vốn đối ứng ban đầu từ 30-40% giá trị con tàu, mới có thể được vay vốn để phục vụ đánh bắt xa bờ.

Hiện vướng mắc này được tháo gỡ phần nào khi mới đây nhiều ngân hàng đã quyết định hạ vốn đối ứng của ngư dân so với những quy định của ngành này giai đoạn trước đây.

Tỉnh Khánh Hòa hiện có hơn 9.800 tàu cá với khoảng 32.000 lao động làm việc trên biển. Tuy nhiên, trong số này chỉ có hơn 1.000 tàu cá công suất lớn, hoạt động đánh bắt xa bờ, còn lại là đánh bắt ven bờ và vùng lộng làm cho nguồn lợi thủy sản ở khu vực này bị suy giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống ngư dân.

Nhiều ngư dân cũng biết rằng đầu tư tàu thuyền công suất lớn, kết hợp với phương tiện đánh bắt hiện đại sẽ là hướng tháo gỡ khó khăn, thế nhưng mỗi chiếc thuyền công suất từ 100 CV trở lên, chi phí đầu tư đóng mới ban đầu là không dưới 1 tỷ đồng, vượt quá khả năng của ngư dân. Còn nếu vay ngân hàng thì ngư dân phải có vốn đối ứng từ 30-40% giá trị con tàu, tương đương với số tiền từ 300-400 triệu đồng thì nhiều hộ dân ở các làng biển không thể xoay sở.

Ông Nguyễn Văn Tho, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Đóng tàu công suất lớn vươn khơi ngư dân ở đây ai cũng muốn, nhưng kiếm đâu ra 400-500 triệu đầu tư ban đầu. Còn thế chấp nhà cửa, đất đai, sổ đỏ thì nhà ở tạm bợ đâu có được nhiều tiền”.

Đại diện của nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cho rằng, nguồn vốn cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó có cho vay đóng tàu công suất lớn phục vụ đánh bắt xa bờ hiện nay không thiếu, thủ tục vay cũng dễ dàng. Song nhiều ngư dân chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng là do còn e ngại tài sản thế chấp và vốn đối ứng ban đầu lớn. Để từng bước tháo gỡ khó khăn này, tạo điều kiện cho ngư dân sống được với nghề biển, ngân hàng sẽ mạo hiểm hạ vốn đối ứng so với quy định.

Ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Khánh Hòa cho hay: “Với những bà con hoạt động trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản thì đây là nghề đặc thù nên hầu hết các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn thì họ cũng đã có những nguồn vốn tích lũy nhất định.

Về phía ngân hàng, đối với những hộ gia đình đã có kinh nghiệm, đã từng có quan hệ với ngân hàng khi thiếu vốn thì chúng tôi vẫn có thể hạ mức tự có để tham gia vay vốn đến mức là 20%. Tuy nhiên điều này cũng kích thích người vay sử dụng vốn đúng mục đích, sử dụng vốn hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ”.

Từ nhiều năm nay, Chính phủ cũng đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ ngư dân bám biển như: Quyết định 289 về hỗ trợ ngư dân cải hoán tàu thuyền phục vụ đánh bắt xa bờ; Quyết định 48 về một số chính sách khuyến khích khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Từ những chương trình này đã có thêm hàng trăm tàu thuyền công suất lớn đủ sức bám biển dài ngày, chịu được sức gió cấp 6, cấp 7. Điều này cùng với việc ngân hàng hạ trần lãi suất, hạ vốn đối ứng ban đầu sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi cho ngư dân có thể đầu tư, cải hoán tàu thuyền công suất lớn vươn khơi đánh bắt tăng thu nhập cũng như khẳng định chủ quyền biển đảo.


Có thể bạn quan tâm

Nguy Cơ Thiếu Thịt Vào Cuối Năm Nguy Cơ Thiếu Thịt Vào Cuối Năm

KTĐT - Bộ NN&PTNT cảnh báo, nếu giá thực phẩm tiếp tục xuống thấp, người chăn nuôi không tái đàn, dịp cuối năm khó tránh khỏi nguy cơ thiếu thực phẩm.

22/06/2012
Lúa Bị Ngộ Độc Hữu Cơ Lúa Bị Ngộ Độc Hữu Cơ

Vụ đông xuân năm 2010-2011, tỉnh Đăk Lăk đã gieo sạ gần 30.600 ha lúa nước, vượt 19% so với kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết diện tích lúa đang phải hứng chịu “đại nạn” với những triệu trứng như rễ bị nghẹt, sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc, ít đẻ nhánh

16/08/2011
Tôm Chết Bất Thường Người Nuôi Lâm Cảnh Nợ Nần Tôm Chết Bất Thường Người Nuôi Lâm Cảnh Nợ Nần

Tình trạng tôm chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, ĐBSCL đang khiến nông dân điêu đứng, lâm vào cảnh nợ nần. Nhiều người đã phải bỏ nghề nuôi tôm, đi tìm việc khác để làm.

02/06/2012
Tôm Nhiễm Bệnh, Cá Chết Trắng Hồ Tôm Nhiễm Bệnh, Cá Chết Trắng Hồ

Tuần qua, người nuôi trồng thủy sản tại Thừa Thiên - Huế như ngồi trên đống lửa vì tôm nuôi nước lợ mắc bệnh chết sạch hoặc tôm thu hoạch không có người mua.

22/06/2012
Anh Phạm Xuân Thảo - Mỗi Năm Thu Lãi 100 Triệu Đồng Từ Trồng Lúa Anh Phạm Xuân Thảo - Mỗi Năm Thu Lãi 100 Triệu Đồng Từ Trồng Lúa

Trong khi hầu hết các hộ nông dân ở xã Hà Thanh (Tứ Kỳ) còn coi việc cấy lúa để bảo đảm nguồn lương thực, thì gia đình anh Phạm Xuân Thảo (38 tuổi) ở thôn Hàm Cách lại xác định cây lúa là "chìa khóa" để làm giàu.

23/06/2012