Thu nhập bình quân tăng gấp 2,5 lần

Theo đó nhiều phong trào đã được phát động và triển khai trên diện rộng như “5 không 3 sạch” của Hội Phụ nữ; dồn điền đổi thửa, cải tạo vườn tạp của Hội Nông dân; xây dựng tổ tự quản về an ninh trật tự của Hội Cựu chiến binh...
Nhờ phát triển chăn nuôi bò nên nhiều nông dân trên địa bàn Triệu Phong đã có thu nhập ổn định và vươn lên làm giàu.
Ông Phan Quang Giải – Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong cho biết, từ những phong trào này, tại địa phương đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình trong việc hiến đất, hiến kế, hiến công xây dựng NTM và những cách làm hay, hiệu quả.
Đơn cử, trong vòng một năm rưỡi, Triệu Phong đã hoàn thành dồn điền đổi thửa 5.700ha đất lúa (đạt 100% tổng diện tích); hàng ngàn mồ mả phân tán cũng đã được di dời, quy tập thành nghĩa trang tập trung…
Nông dân Nguyễn Văn Tình, trú xã Triệu Thành phấn khởi cho biết: “Trước đây trong xã có hộ sở hữu tới 7-8 thửa đất nông nghiệp nên rất khó canh tác, nhưng nay chỉ còn không quá 2 thửa/hộ nên việc đưa máy móc vào sản xuất thuận lợi hơn, năng suất, hiệu quả tăng thấy rõ”.
Sau dồn điền đổi thửa, các địa phương ở Triệu Phong đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình sản xuất cho giá trị kinh tế cao với tổng diện tích hơn 900ha.
Đặc biệt, huyện đã chú trọng đưa các giống lúa mới, lúa chất lượng cao vào canh tác (trên 75% diện tích), phát triển đàn bò lai, nuôi trồng hải sản ven sông và vùng cát ven biển bãi ngang (diện tích nuôi hàng năm khoảng 500ha, sản lượng 1.500 tấn/năm)…
Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 10,5 triệu đồng/người năm 2010 lên trên 24 triệu đồng/người năm 2015.
Ông Giải cho biết, đến thời điểm này, huyện Triệu Phong đã có xã Triệu Thành đạt chuẩn NTM, 16 xã đạt từ 10-15 tiêu chí, bình quân đạt 12,5 tiêu chí/xã.
Phấn đấu cuối năm 2015, huyện sẽ có thêm 3 xã đạt chuẩn, gồm Triệu Trạch, Triệu Phước và Triệu Thuận.
Có thể bạn quan tâm

Cái bắt tay giữa nông dân và siêu thị Việt ngày càng chặt được kỳ vọng sẽ tạo nhiều đột phá cho nông sản Việt trên con đường khẳng định thương hiệu, chinh phục người tiêu dùng trong nước và từng bước vươn ra khu vực.

Không phải là những ông chủ hàng hiệu hay kinh doanh những mặt hàng cao cấp, nhưng những người nông dân này lại làm giàu từ chính những mặt hàng nông sản rất đỗi gần gũi.

Với quy trình công nghệ nuôi tiên tiến hiện đại, các chính sách hỗ trợ của tỉnh và các địa phương, nghề nuôi Tôm đang thực sự là một lĩnh vực thu hút được nhiều người đầu tư.

Từ miền Tây khăn gói lên mảnh đất Lâm Đồng lập nghiệp, nhờ chịu thương, chịu khó tìm tòi và biết áp dụng kỹ thuật trồng cam. Đến nay, anh Lê Hoàng Minh (35 tuổi, ở xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) đã có một vườn cam sành thu lãi khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.

Ðể có được những giọt mật ngon, những người nuôi ong ngày này qua tháng nọ phải lang bạt khắp nơi để đưa đàn ong đi tìm mật. Nhiều rủi ro bất trắc trên đường di chuyển, nhưng bù lại nghề này có thể cho thu nhập rất cao nếu tìm được vùng hoa có nhiều mật.