Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lộc Bình Vào Vụ Khoai Tây

Lộc Bình Vào Vụ Khoai Tây
Ngày đăng: 25/12/2013

Lộc Bình là địa phương có diện tích trồng khoai tây vụ đông lớn nhất tỉnh Lạng Sơn. Đi dọc Quốc lộ 4B về Lộc Bình những ngày này, trải dài trên các cánh đồng từ xã Xuân Lễ đến xã Yên Khoái là cảnh bà con đang tấp nập cày, cuốc, xuống giống khoai tây. Đã thành truyền thống, vụ đông luôn được nông dân nơi đây chờ đợi, bởi đây là vụ cho thu nhập cao nhất trong năm.

Năm nay, nông dân xã Bằng Khánh, một trong những địa phương có diện tích khoai tây vụ đông lớn nhất huyện, xuống giống trên 30ha. Như đã thành nếp, ngay sau khi thu hoạch lúa mùa, nông dân trong xã bắt tay vào làm đất, trồng khoai tây vụ đông với phương châm “lúa thu hoạch đến đâu, làm đất trồng khoai tây đến đó”. Ở Bằng Khánh, nhà ít cũng trồng 1 - 2 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2), nhà nhiều trồng 4-5 sào khoai tây.

Trên cánh đồng thôn Bản Tẳng, chúng tôi gặp anh Hoàng Thanh Tùng đang miệt mài vun luống trồng khoai tây. Anh Tùng cho biết: “Vụ đông nào gia đình cũng trồng khoai tây, riêng vụ này tôi xuống giống 5 sào. Khoai tây trồng sau 3 tháng là cho thu hoạch, sản phẩm được thương lái thu mua tận ruộng nên trừ chi phí, mỗi sào thu lãi 3 - 4 triệu đồng. Năm ngoái gia đình trồng 3 sào, thu lãi 10 triệu đồng”.

Tại xã Yên Khoái, những năm trước, bà con chưa có phong trào làm vụ đông nên ruộng thường bỏ không. Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ tham gia trồng khoai tây vụ đông. Hiện, trên khắp các cánh đồng của xã, không khí sản xuất khá sôi động. Người cày bừa, người lên luống để xuống giống khoai tây cho kịp lịch thời vụ.

Chị Hoàng Thị Hoa (thôn Long Đầu) cho biết: “Đây là năm thứ ba gia đình trồng khoai tây vụ đông. Nhờ khoai tây mà gia đình có thêm nguồn thu nhập đáng kể. Hiện, gia đình đang tập trung nhân lực để làm đất trồng 3 sào khoai tây, nếu thuận lợi thì vụ đông này có thu khoảng 10 triệu đồng”.

Năm 2013, Lộc Bình đặt mục tiêu trồng khoảng 500ha khoai tây vụ đông. Khoai tây hiện là cây chủ lực trong vụ đông của huyện. Để đảm bảo việc sản xuất đạt hiệu quả, tránh thiệt hại do thời tiết, sâu bệnh, trước khi vào vụ, chính quyền huyện Lộc Bình chỉ đạo các ngành chức năng sát sao, bám sát đồng ruộng; hướng dẫn nông dân trong từng khâu sản xuất.

Ngoài ra, huyện còn lên kế hoạch, quy hoạch vùng trồng cây vụ đông; tuyên truyền, vận động tới từng xã, thôn, xóm, hộ gia đình chủ động từ khâu làm đất, giống, phân bón; hướng dẫn bà con sau khi trồng phun phòng bệnh định kỳ, đồng thời đảm bảo nước tưới để cây khoai tây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.

Vì thế, diện tích khoai tây của huyện luôn giữ ở mức ổn định, ngày càng khẳng định hiệu quả kinh tế bởi đây là loại cây dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với đồng đất địa phương, ít sâu bệnh, cho năng suất cao lại dễ tiêu thụ. Trung bình mỗi sào khoai tây đạt năng suất 4 - 5 tạ củ thương phẩm, trừ chi phí, thu lãi 3 - 4 triệu đồng.

Hiện, 27/27 xã của huyện Lộc Bình đều trồng khoai tây vụ đông, tạo thành phong trào rộng khắp, điểm sáng về trồng cây vụ đông của tỉnh Lạng Sơn, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu là yếu tố then chốt quyết định sản xuất cá tra nửa đầu năm 2015 Xuất khẩu là yếu tố then chốt quyết định sản xuất cá tra nửa đầu năm 2015

Sáu tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL ước đạt 5.795 ha, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, quý I và II, ngành nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do XK giảm, nắng nóng kéo dài gây dịch bệnh lên cá, đồng thời giá cá không ổn định khiến người nuôi cân nhắc kỹ hơn trước mỗi vụ nuôi. Do đó diện tích nuôi cá tra của một số địa phương có xu hướng giảm như: Hậu Giang (giảm 24,2%), Tiền Giang (giảm 26%), Bến Tre (giảm 23,9%).

06/08/2015
Làm nên chuyện từ hạt cam Làm nên chuyện từ hạt cam

Đó là câu chuyện thoát nghèo, làm giàu của anh Huỳnh Văn Tám ở ấp Tân An, xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Anh Tám là một trong những gương nông dân sản xuất giỏi, sáng tạo được khen thưởng cấp tỉnh năm 2014. Từ một hộ nông dân diện nghèo, sau nhiều năm cần mẫn lao động, áp dụng kỹ thuật canh tác, nay anh đã có cơ ngơi ổn định và cuộc sống khá sung túc.

06/08/2015
Nhãn tím Sóc Trăng đang bị làm giá Nhãn tím Sóc Trăng đang bị làm giá

Lợi dụng việc nhiều nhà vườn đang săn tìm nhãn tím giống về trồng, nhiều thương lái mua cành chiết rồi bán lại với giá trên trời.

06/08/2015
Cây bơ núi Cấm (An Giang) Cây bơ núi Cấm (An Giang)

Đây là loài ăn trái thuộc cây bản địa, thường xuất hiện ở núi Cấm, Cô Tô, núi Dài lớn… dưới dạng trồng xen với tán rừng, không có vườn chuyên canh. Tuy vậy, cây bơ vẫn được xem là đặc sản vùng Bảy Núi, do hương vị thơm ngon và chất lượng trái có thể sánh với bơ miền Đông và Tây Nguyên.

06/08/2015
Làm giàu từ mô hình trồng chanh không hạt Làm giàu từ mô hình trồng chanh không hạt

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Bến Lức đã chọn cây chanh làm cây trồng chủ lực. Huyện Bến Lức hiện có khoảng trên 4.000 ha diện tích trồng chanh, tăng gần 600 ha so với năm 2014, tập trung ở các xã: Thạnh Hòa, Thạnh Lợi, Bình Đức, Lương Hòa, Lương Bình…

06/08/2015