Loại khỏi danh mục 368 tên thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên cây rau, quả, chè

Trong đó, chiếm số lượng nhiều nhất có 263 tên thuốc với 110 hoạt chất trừ các loại sâu khoang, sâu ăn lá, sâu tơ, sâu xanh... gây hại cây rau;
Sâu xanh, sâu vẽ bùa, sâu đục quả, bọ xít muỗi, rệp sáp... gây hại cây ăn quả; rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, bọ trĩ... gây hại cây chè.
Tiếp theo là 82 tên thuốc với 51 hoạt chất trừ các loại bệnh thán thư, sẹo, loét quả, héo rũ, mốc sương, phấn trắng... trên cây ăn quả; sưng rễ, đốm vòng, phấn trắng, sương mai... trên cây rau;
12 tên thuốc với 6 hoạt chất trừ cỏ trong ruộng, trên bờ ruộng.
Cuối cùng là 10 tên thuốc với 9 hoạt chất điều hòa sinh trưởng trên các loại cây cà chua, dưa hấu, cây có múi, rau họ thập tự... và 1 tên thuốc với 1 hoạt chất trừ ốc sên trên cây cải bông, cà rốt, cải củ, cải bắp.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 10.6, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Quận Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) có tốc độ đô thị hóa nhanh, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nên việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị là chủ trương lớn của thành phố và của quận.

Đây là chỉ đạo của bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, tại cuộc họp giao ban quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm diễn ra chiều 11/6 tại Hà Nội.

Cách đây gần 15 năm về trước, khi ra riêng anh Nguyễn Văn Dũng (35 tuổi) và chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (32 tuổi) ở ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An chỉ có đôi bàn tay trắng ngoài miếng đất nhỏ cất nhà lá ở tạm.

Những năm trở lại đây, giống Cà tím Nhật đang được nhiều nông dân ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) trồng và phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm làm ra có chỗ đứng trên thị trường, tiêu thụ nhanh, ngoài ra còn xuất khẩu sang Nhật.