Lô Thanh Long Đầu Tiên Của Việt Nam Vào New Zealand

Theo Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II (Bộ NN&PTNT), ngày 23-6 lô thanh long tươi có khối lượng 900kg đã đến New Zealand bằng đường hàng không và được khách hàng chấp nhận.
Đây là lô thanh long tươi đầu tiên của VN do Công ty TNHH SXTMDV Rồng Đỏ (TP.HCM) xuất khẩu vào thị trường New Zealand sau gần hai tháng được cơ quan chức năng của nước này chính thức cho phép nhập khẩu.
Theo TS Nguyễn Hữu Đạt - giám đốc Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II (Bộ NN&PTNT), để được xuất khẩu vào thị trường này, trái thanh long phải được xử lý dịch hại bằng phương pháp hơi nước nóng (ít nhất là 46,5OC) trong khoảng 45 phút. Ngoài ra, trái thanh long phải lựa chọn từ các vùng trồng được cấp mã số và đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tính đến thời điểm này đã có hai loại trái cây tươi của VN thâm nhập thành công vào thị trường New Zealand là xoài và thanh long. Trước đó, Rồng Đỏ cũng là đơn vị đầu tiên đưa được trái xoài giống Úc vào thị trường này bằng phương pháp chiếu xạ. Ông Mai Xuân Thìn, giám đốc xuất khẩu Công ty Rồng Đỏ, cho biết ngoài xoài giống Úc, dự kiến năm nay sẽ có thêm xoài cát chu và xoài cát Hòa Lộc được đưa vào New Zealand.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 16/9, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 26/2014/TT-NHNN quy định về việc Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng bằng đồng Việt Nam theo Quyết định 540/QĐ-TTg về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra.

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (Mã CK: HAG) vừa thông qua Nghị quyết về kế hoạch kinh doanh trong những tháng cuối năm 2014, trong đó đầu tư vào nông nghiệp và bất động sản tại Myanmar vẫn là trọng tâm.

Dịch vụ này ra đời từ ý tưởng cơn sốt game "nông trại vui vẻ" trên các mạng xã hội. Ông Nguyễn Minh Nhân, Trưởng phòng Kinh doanh công ty TNHH thương mại Vuông Tròn, nơi cung cấp dịch vụ này cho biết đây là gói sản phẩm “đồng hành cùng nhà nông”.

Sản xuất theo phong trào, chất lượng chưa đồng bộ, chưa xây dựng được thương hiệu, bỏ ngỏ thị trường nội địa… là những hạn chế cố hữu của nông sản nói chung và trái cây nói riêng.

Những tưởng với sự hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ từ phía đối tác Nhật Bản; hỗ trợ kinh phí đầu tư từ UBND tỉnh để ngư dân nâng cấp, cải hoán tàu thuyền đánh bắt thí điểm theo công nghệ của nước bạn chuyển giao thì năng suất, chất lượng cá ngừ đại dương tại Bình Định sẽ được nâng cao, hướng xuất khẩu qua Nhật Bản sẽ thuận lợi. Vậy nhưng, qua đợt thí điểm vừa qua, cá ngừ đại dương Bình Định vẫn đang loay hoay…