Lô Thanh Long Đầu Tiên Của Việt Nam Vào New Zealand

Theo Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II (Bộ NN&PTNT), ngày 23-6 lô thanh long tươi có khối lượng 900kg đã đến New Zealand bằng đường hàng không và được khách hàng chấp nhận.
Đây là lô thanh long tươi đầu tiên của VN do Công ty TNHH SXTMDV Rồng Đỏ (TP.HCM) xuất khẩu vào thị trường New Zealand sau gần hai tháng được cơ quan chức năng của nước này chính thức cho phép nhập khẩu.
Theo TS Nguyễn Hữu Đạt - giám đốc Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II (Bộ NN&PTNT), để được xuất khẩu vào thị trường này, trái thanh long phải được xử lý dịch hại bằng phương pháp hơi nước nóng (ít nhất là 46,5OC) trong khoảng 45 phút. Ngoài ra, trái thanh long phải lựa chọn từ các vùng trồng được cấp mã số và đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tính đến thời điểm này đã có hai loại trái cây tươi của VN thâm nhập thành công vào thị trường New Zealand là xoài và thanh long. Trước đó, Rồng Đỏ cũng là đơn vị đầu tiên đưa được trái xoài giống Úc vào thị trường này bằng phương pháp chiếu xạ. Ông Mai Xuân Thìn, giám đốc xuất khẩu Công ty Rồng Đỏ, cho biết ngoài xoài giống Úc, dự kiến năm nay sẽ có thêm xoài cát chu và xoài cát Hòa Lộc được đưa vào New Zealand.
Có thể bạn quan tâm

Với quyết định táo bạo làm phòng máy lạnh nuôi lợn, thu nhập của chị Ngô Thị Chúc (46 tuổi) ở thôn Nam Sơn, Hoà Tiến, Hoà Vang, Đà Nẵng) đã tăng gấp đôi.

Trận lũ lớn ngày 15.11, nước lũ lên nhanh đã làm ngập Trạm Nghiên cứu thực nghiệm khoa học-công nghệ (KHCN) của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định (thuộc xã Phước An, huyện Tuy Phước). Nước lũ cao từ 0,5-1,2m đã làm ngập, cuốn trôi, hư hại hàng chục ngàn cây giống cấy mô và một số thiết bị bị hư hại.

Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.

Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Chính sách tạm trữ lúa gạo là giải pháp tình thế mà Chính phủ thực hiện để đảm bảo nông dân có lãi 30% nhờ trồng lúa. Giá thành lúa gạo ĐBSCL vụ Hè Thu năm nay là 4.114 đồng/1kg và sau khi Chính phủ tổ chức mua tạm trữ thì trong nhiều tháng liền giá lúa đã cao hơn giá tối thiểu ở mức 5.350 đồng/kg, hiện nay là 5.600-5.800 đồng/kg.