Lô Hàng Ca Cao Đầu Tiên Việt Nam Đạt Chứng Chỉ UTZ

Mới đây, tại trạm thu mua ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, Công ty TNHH Cargill Việt Nam đã tổ chức lễ ghi nhận lô hàng 70 tấn ca cao đạt chứng chỉ UTZ đầu tiên của Việt Nam.
Ông Harold Poelma, Tổng giám đốc điều hành toàn cầu ngành ca cao Công ty Cargill Cocoa & Chocolate cho biết, việc đón nhận lô hàng ca cao đạt chứng chỉ UTZ đầu tiên tại Việt Nam, từ 3 đơn vị đầu tiên đạt chứng nhận, là cột mốc quan trọng của sự phát triển ngành hàng ca cao Việt Nam, quốc gia sản xuất ca cao chất lượng cao, đặc biệt là đạt chứng nhận sản xuất nông nghiệp bền vững có giá trị toàn cầu. Dự kiến, sản lượng ca cao trong nước năm nay lên đến 2.500 tấn, tập trung nhiều là là Bến Tre, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu… với diện tích trồng khoảng 15.000 ha, đa số trồng xen trong vườn dừa, cà phê, cây ăn trái.
UTZ là chương trình chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp có trách nhiệm, không những đảm bảo về chất lượng mà còn bảo đảm về môi trường, kinh tế, xã hội. UTZ Việt Nam bắt đầu khởi động từ tháng 7-2010 với 5 đơn vị sản xuất đầu tiên đăng ký. Hiện có 3 đơn vị nhận được chứng nhận là Công ty Cà phê Ca cao Đức Lập (Đắc Nông), Công ty Cà phê Ca cao Tháng Mười (Đắc Lắc) và Công ty Ca cao Thành Đạt (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Có thể bạn quan tâm

Cây ca cao đến nay đã được chấp nhận và mời gọi là thành viên trong hệ thống canh tác vườn ở Bến Tre, vì nó là cây trồng xen góp phần tăng nhanh hiệu quả, mang tính bền vững trên đơn vị diện tích. Hiện đang được uy tín cao về chất lượng, thị trường không ngừng được mở rộng trong và ngoài nước với giá cả tăng dần, ổn định.

Chỉ thu hoạch khi trái đã chín, là lúc trái có màu vàng hoặc đỏ cam tùy theo giống. Trái chín thuận lợi cho việc lên men, hàm lượng bơ trong hạt cao và có hương thơm tốt nhất. Không nên để quá muộn vì hạt có thể nảy mầm bên trong trái (một số giống), bị hư do sâu bệnh, chuột, sóc phá hại

Vốn là cây dài ngày, việc chọn giống tốt cho cacao rất quan trọng. Sự sai lầm trong việc chọn giống cho cây lâu năm người trồng sẽ chịu thiệt hại lâu dài hoặc phải mất thời gian từ 3 đền 5 năm và nhiều công của cho thời kỳ kiến thiết cơ bản nếu quyết định thay giống khác tốt hơn

Trong giai đọan này, mục đích chính của việc tỉa cành là tạo mọi điều kiện cho cây có một thân ghép duy nhất khỏe, mọc thẳng đứng và phân nhiều cành cấp 1 để làm cơ sở cho cây ca cao có dạng hình và bộ khung tán chuẩn trong thời gian sớm nhất.

Cây Ca cao (Theobroma cacao) thích hợp trồng ở Việt Nam. Theo dự án phát triển ca cao của Bộ Nông Nghiệp & PTNT diện tích trồng ca cao là 20.000 ha vào năm 2010 và tăng lên 100.000 ha vào năm 2020, gồm 4 khu vực tiềm năng là duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Trung Nam bộ.