Lo chống nắng nóng cho gia súc, gia cầm

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong thời gian tới, tình trạng nắng nóng có thể sẽ kéo dài và xảy ra trên diện rộng. Để chủ động kịp thời phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi và giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, Cục Chăn nuôi đề nghị các địa phương trong khu vực đang xảy ra nắng nóng cử đoàn công tác đi chỉ đạo trực tiếp công tác chống nóng cho vật nuôi, tổ chức hướng dẫn cho người chăn nuôi về một số biện pháp chống nắng nóng đàn gia súc. Cục Chăn nuôi đã có hướng dẫn cụ thể về việc thiết kế chuồng trại chống nóng cho gia súc và gia cầm, tăng cường cây xanh, thực hiện tiêm phòng vệ sinh thú y, chủ động nguồn cỏ xanh và thức ăn chăn nuôi dự trữ…
Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương vào ngày 15-5 cho biết, nắng nóng oi bức với nền nhiệt cao đã xảy ra trên diện rộng tại Bắc bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên. Nhiệt độ phổ biến là 35 - 38°C và cao hơn. Ngoài ra, hiện nay ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp nên từ đêm 15-5 ở các tỉnh phía Đông Bắc bộ và Thanh Hóa có mưa dông diện rộng, vùng núi có mưa vừa, mưa to kèm khả năng xảy ra tố, lốc, mưa đá. Các tỉnh phía Đông Bắc bộ và Thanh Hóa nắng nóng tạm thời chấm dứt vào ngày 16-5 nhưng lại nắng nóng trở lại từ ngày 17-5.
Không khí lạnh ở miền Bắc sẽ đẩy nhiệt độ Trung bộ lên cao nên miền Trung còn có nắng nóng kéo dài 4 - 5 ngày nữa. Tại TPHCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ, hình thái thời tiết 2 ngày cuối tuần sẽ có thay đổi, ngày nắng nóng oi bức nhưng chiều và đêm sẽ có mưa rào và dông, cần đề phòng ngập. Nhiệt độ dao động ở mức thấp nhất là 25 - 26°C và cao nhất là 34 - 35°C. Sang đầu tuần sau, mưa dông về chiều cũng tăng cường nhiều hơn.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Trần Văn Dương khi anh đang cho cá ăn, dù đang bận tay với công việc nhưng gương mặt không giấu được niềm vui, anh nhẩm tính: “Với 4.000 m2 diện tích ao nuôi cá chép V1 làm chính, qua 4 tháng nuôi, tôi thấy cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt khoảng 400gam/con, với giá thị trường hiện nay là 35.000 đồng/kg, gia đình có thể thu lợi nhuận khoảng 27 triệu đồng”.

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng, tình hình biến đổi khí hậu và những khó khăn trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo kiểu truyền thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là chưa kiểm soát được 04 loại mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn lao động.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai Phùng Cẩm Hà cho biết: “Những nơi đặt đăng chắn là các bãi, eo, ngách đến mùa cá thường vào sinh sản, loại lưới dày sẽ tận diệt hết thủy sản trên hồ. Loại lưới này ngành thủy sản đã cấm từ lâu và không cho sử dụng tại các sông, hồ”. Theo Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Hợp tác xã thương mại dịch vụ thủy sản Phước Lộc đã giải thể cách đây hơn 1 năm.

Với mục đích hướng nông dân làm chủ quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường. Đồng thời, thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ góp phần nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân, từng bước cải thiện đời sống. Sau hơn hai năm phối hợp thực hiện, bước đầu mô hình này đã có những kết quả khả quan.

Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị góp ý “Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn để xuất khẩu tại tỉnh Nam Định và Thái Bình”. Tham dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định và Thái Bình cùng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ.