Liệu pháp phage chống lại vi khuẩn gây bệnh EMS, Vibrio parahaemolyticus trên ấu trùng tôm thẻ chân trắng

Thể thực khuẩn (bacteriophage hay viết tắt là phage: là virus ký sinh và gây bệnh cho vi khuẩn) là một giải pháp tự nhiên và an toàn để kiểm soát mầm bệnh vi khuẩn.
Phương pháp dùng thể thực khuẩn để kiểm soát mầm bệnh vi khuẩn được sử dụng rộng rãi và hiệu quả của phương pháp này đã được xác nhận.
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đánh giá hiệu quả của việc sử dụng liệu pháp phage để phòng ngừa và kiểm soát mầm bệnh vi khuẩn Vibrio gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng, Litopenaeus vannamei.
Ấu trùng (larvae) tôm thẻ chân trắng được gây cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus với nồng độ 2 x 10^6 CFU/mL.
Tôm nhiễm bệnh được xử lý với các nồng độ khác nhau của các loại thể thực khuẩn, và hiệu quả của chúng được đánh giá tại các thời điểm khác nhau sau khi tôm bệnh được xử lý.
Kết quả cho thấy, hai loại thể thực khuẩn A3S và Vpms1 có hiệu quả cao trong việc giảm tỷ lệ tôm chết do nhiễm mầm bệnh Vibrio parahaemolyticus.
Trong cả hai trường hợp, thời điểm thích hợp nhất để xử lý tôm nhiễm bệnh (giảm tỷ lệ tôm chết) bằng thể thực khuẩn là trước 6 giờ sau khi tôm được gây cảm nhiễm.
Giá trị MOI [multiplicity of infection hay MOI là tỷ lệ giữa mầm bệnh (trong trường hợp này là thể thực khuẩn) với vật chủ là mục tiêu gây bệnh (trong trường hợp này là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus)] nhỏ hơn 0.1 là đủ để chống lại sự lây nhiễm của Vibrio parahaemolyticus.
Xử lý tôm nhiễm bệnh bằng thể thực khuẩn sau 6 giờ nhiễm bệnh không thể giảm tỷ lệ tôm chết và ngăn chặn quá trình nhiễm bệnh.
Nghiên cứu này cung cấp những thông tin cơ bản về việc ứng dụng thể thực khuẩn tỏng việc phòng và kiểm soát sự lấy nhiễm bệnh vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trên tôm thẻ chân trắng.
Có thể bạn quan tâm

Các đại biểu đến từ Đức đã mang đến một “giấc mơ” cho ngành chăn nuôi gà Việt Nam. Tuy nhiên, nói như Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Lều Vũ Điều, đây không phải là một giấc mơ xa vời.

8 năm gắn bó với nghề chăn nuôi, bà Trần Thị Nhường ở thôn Khả Đông, xã Duyên Hải, huyện Hưng Hà (Thái Bình) đã biến vùng đất trũng thành trang trại tiền tỷ.

Với việc phục tráng thành công giống đậu nành thuần chủng Cư Jút, các cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng đậu nành Vinasoy (VSAC) đã góp phần tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Từ ngày nhiều gia đình trong bản T.P (thuộc một xã vùng cao của tỉnh V) chuyển sang làm kinh tế trang trại VAC với quy mô lớn, thì sự khá giả cũng đến nhanh trông thấy.

Bí quyết đưa đến thành công trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam chính là sự đồng thuận từ cán bộ đến người dân. Nhờ thế, Đại Hiệp đã sớm về đích NTM trước thời hạn một năm.