Liên Kết Nuôi Ong Bền Vững Cho Doanh Nghiệp, Ổn Định Cho Nông Dân

Nghề nuôi ong đang mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững cho người nông dân cũng như các DN thu mua. Có được điều này bởi hiện nay, có tới 83% số hộ nuôi ong đã tham gia liên kết với các doanh nghiệp để tạo đầu ra ổn định.
Mặc dù đã có 300 đàn ong nuôi ổn định tại Đăk Nông, nhưng ông Cừ vẫn quyết định xuống Bình Phước nuôi thêm 300 thùng ong mật vì đầu ra cho mật ong luôn sẵn có. Ông Cừ cho biết, vụ ong này có thể sẽ mang lại thu nhập hàng chục triệu/tháng cho gia đình ông.
Giá mật ong được các công ty liên kết đưa ra là 36.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với 3 tháng trước. Không chỉ vậy, các hộ nuôi ong trong liên kết còn được mua thức ăn cho ong, thuốc và các dụng cụ lấy mật mà chưa cần trả tiền ngay.
Nằm trong chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, công ty Đăng Khoa đang bao tiêu sản phẩm mật ong cho trên 100 trại nuôi ong với lượng mật trung bình 800 tấn/tháng tại các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Bình Phước, Tiền Giang, Đăk Nông… Thế nhưng, nguồn cung mật ong chưa đủ để cung cấp cho các đối tác và thị trường.
Theo Hiệp hội nuôi ong Việt Nam, năm 2013, tổng lượng mật ong trong nước sản xuất được trên 48.000 tấn, xuất khẩu 37.000 tấn mật với kim ngạch đạt 80 triệu USD. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 100 triệu năm 2014 khi 63 công ty chế biến và xuất khẩu mật ong sẵn sàng bao tiêu cũng như mở rộng thêm đàn nuôi ong để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Trong vòng hai tuần trở lại đây, người trồng dừa ở Bến Tre nói riêng ở ĐBSCL nói chung đã mất nguồn thu nhập lớn do giá dừa khô giảm mạnh.

Theo Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Chư Jút thì trong những năm qua, đơn vị đã tiến hành xây dựng nhiều mô hình trình diễn nông nghiệp với các loại con, cây giống mới và chuyển giao thành công cho các hộ nông dân trên địa bàn

Việc bán hành hiện không đơn giản vì thị trường đang tràn ngập hành tây Trung Quốc với mẫu mã rất bắt mắt. Nhiều kho hành tây hàng chục tấn của nhà vườn Đà Lạt đã bốc mùi hôi thối.

Tiếp nối sự thành công trong việc đưa cơ giới vào trồng mía ở vùng đất núi, gò đồi tại huyện Ba Tơ, Nhà máy Đường Phổ Phong (thuộc Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi) triển khai xây dựng những cánh đồng mẫu đầu tiên cho cây mía tại huyện miền núi Sơn Hà.

Giới thương lái kinh doanh vải thiều cho biết, các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương đã bắt đầu vào vụ vải sớm, chủ yếu là giống vải u trứng, u hồng, tàu lai với giá thu mua tại vườn từ 45.000 - 50.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ 2013 khoảng 10.000 đồng/kg.