Liên Kết Nuôi Ong Bền Vững Cho Doanh Nghiệp, Ổn Định Cho Nông Dân

Nghề nuôi ong đang mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững cho người nông dân cũng như các DN thu mua. Có được điều này bởi hiện nay, có tới 83% số hộ nuôi ong đã tham gia liên kết với các doanh nghiệp để tạo đầu ra ổn định.
Mặc dù đã có 300 đàn ong nuôi ổn định tại Đăk Nông, nhưng ông Cừ vẫn quyết định xuống Bình Phước nuôi thêm 300 thùng ong mật vì đầu ra cho mật ong luôn sẵn có. Ông Cừ cho biết, vụ ong này có thể sẽ mang lại thu nhập hàng chục triệu/tháng cho gia đình ông.
Giá mật ong được các công ty liên kết đưa ra là 36.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với 3 tháng trước. Không chỉ vậy, các hộ nuôi ong trong liên kết còn được mua thức ăn cho ong, thuốc và các dụng cụ lấy mật mà chưa cần trả tiền ngay.
Nằm trong chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, công ty Đăng Khoa đang bao tiêu sản phẩm mật ong cho trên 100 trại nuôi ong với lượng mật trung bình 800 tấn/tháng tại các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Bình Phước, Tiền Giang, Đăk Nông… Thế nhưng, nguồn cung mật ong chưa đủ để cung cấp cho các đối tác và thị trường.
Theo Hiệp hội nuôi ong Việt Nam, năm 2013, tổng lượng mật ong trong nước sản xuất được trên 48.000 tấn, xuất khẩu 37.000 tấn mật với kim ngạch đạt 80 triệu USD. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 100 triệu năm 2014 khi 63 công ty chế biến và xuất khẩu mật ong sẵn sàng bao tiêu cũng như mở rộng thêm đàn nuôi ong để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Sở NN&PTNT TP.HCM cho biết đang triển khai thí điểm mô hình nuôi 2.000 con cá sấu nước ngọt chất lượng cao tại trại cá sấu Tồn Phát (huyện Củ Chi).

Với bản tính cần cù, chịu khó, sau khi phục viên về địa phương, anh Nguyễn Long Anh (SN 1959) ngụ ấp 2, xã Mỹ Thạnh Bắc (Đức Huệ, Long An), đã cố gắng tích góp đầu tư chăn nuôi với mong muốn cải thiện kinh tế gia đình.

Nuôi cá kèo là mô hình kinh tế được người dân xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước (Cà Mau) áp dụng từ vài năm trở lại đây. Theo ông Nguyễn Văn Hai - Phó Chủ tịch UBND xã, đây là mô hình sản xuất hiệu quả, ít rủi ro, tăng thu nhập bền vững, địa phương đang khuyến khích bà con nhân rộng.

Sau hơn nửa năm mày mò nghiên cứu, tìm mua giống trồng thử nghiệm, anh Vũ Nhuần ở Vạn Kiếp, phường 8, Đà Lạt đã thành công và bắt đầu thu lợi từ cây cà chua “siêu ngọt”.

Là người có ý chí vượt khó, ham học hỏi, dám nghĩ dám làm, anh Lê Thế Tĩnh (30 tuổi), ở thôn 3, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), mỗi năm thu nhập vài trăm triệu đồng từ mô hình chăn nuôi.