Liên Kết Nuôi Ong Bền Vững Cho Doanh Nghiệp, Ổn Định Cho Nông Dân

Nghề nuôi ong đang mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững cho người nông dân cũng như các DN thu mua. Có được điều này bởi hiện nay, có tới 83% số hộ nuôi ong đã tham gia liên kết với các doanh nghiệp để tạo đầu ra ổn định.
Mặc dù đã có 300 đàn ong nuôi ổn định tại Đăk Nông, nhưng ông Cừ vẫn quyết định xuống Bình Phước nuôi thêm 300 thùng ong mật vì đầu ra cho mật ong luôn sẵn có. Ông Cừ cho biết, vụ ong này có thể sẽ mang lại thu nhập hàng chục triệu/tháng cho gia đình ông.
Giá mật ong được các công ty liên kết đưa ra là 36.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với 3 tháng trước. Không chỉ vậy, các hộ nuôi ong trong liên kết còn được mua thức ăn cho ong, thuốc và các dụng cụ lấy mật mà chưa cần trả tiền ngay.
Nằm trong chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, công ty Đăng Khoa đang bao tiêu sản phẩm mật ong cho trên 100 trại nuôi ong với lượng mật trung bình 800 tấn/tháng tại các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Bình Phước, Tiền Giang, Đăk Nông… Thế nhưng, nguồn cung mật ong chưa đủ để cung cấp cho các đối tác và thị trường.
Theo Hiệp hội nuôi ong Việt Nam, năm 2013, tổng lượng mật ong trong nước sản xuất được trên 48.000 tấn, xuất khẩu 37.000 tấn mật với kim ngạch đạt 80 triệu USD. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 100 triệu năm 2014 khi 63 công ty chế biến và xuất khẩu mật ong sẵn sàng bao tiêu cũng như mở rộng thêm đàn nuôi ong để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Đây là phương pháp mới lần đầu tiên được áp dụng tại tỉnh ta. Việc sử dụng máy phun mưa nhân tạo đã giảm tỷ lệ cá chết do thiếu ô xy, nâng cao mật độ thả cá trên một diện tích, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Việc nuôi chim bồ câu Pháp của anh Hồng bắt đầu từ năm 2012. Sau khi tình cờ đọc được mô hình nuôi bồ câu Pháp trên một tờ báo, nhận thấy đây là một mô hình mới, có nhiều triển vọng, phù hợp với điều kiện của địa phương, anh quyết định vào Quảng Nam mua 30 cặp giống về nuôi thử, mỗi cặp giá 450 nghìn đồng.

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi động vật hoang dã của người dân có chiều hướng phát triển. Cùng với các hộ nuôi lợn rừng, nhím, chồn hương, chim trĩ… anh Nguyễn Hữu Khởi ở thôn Đông Sơn, xã Việt Đoàn (Tiên Du - Bắc Ninh) lại chọn cho mình một vật nuôi khác, đó là chim công. Bước đầu mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thời gian qua, nhờ chương trình hỗ trợ vốn của Nhà nước, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) có điều kiện phát triển chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình thâm canh bò thịt chất lượng cao được Trạm Khuyến nông (KN) huyện Vĩnh Thạnh triển khai trong năm 2014 tại xã Vĩnh Thịnh là một điển hình.

Tây Nguyên là xứ sở của các loại cây công nghiệp dài ngày với nguồn phấn hoa vô tận tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi ong. Bên cạnh đó, đàn ong còn là tác nhân thụ phấn hữu hiệu cho cây trồng, góp phần làm tăng năng suất (khoảng 20%) và cải thiện chất lượng nhiều loại nông sản.