Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên Kết 4 Nhà Để Hình Thành Vùng Nguyên Liệu Lúa Hàng Hóa Theo Tiêu Chuẩn GAP

Liên Kết 4 Nhà Để Hình Thành Vùng Nguyên Liệu Lúa Hàng Hóa Theo Tiêu Chuẩn GAP
Ngày đăng: 03/06/2013

Ngày 30/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP”. Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, với trình độ thâm canh cao và khả năng ứng dụng các giải pháp tiên tiến vào quá trình sản xuất như: IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”… nông dân ĐBSCL hoàn toàn có đủ khả năng tiến tới sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là chưa tìm được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm lúa gạo sản xuất theo quy trình GAP.

Thực tế cho thấy, khi triển khai ở dạng mô hình trình diễn, doanh nghiệp thu mua lúa cao hơn giá thị trường (khoảng 20%), nhưng nếu thực hiện đại trà doanh nghiệp không đủ năng lực để thu mua mức giá này. Ngoài ra, sản xuất theo GAP phải đầu tư cho nhiều chi phí như: tư vấn, chứng nhận, phân tích mẫu, trang bị cơ sở vật chất… Đó là chưa kể, trình độ nông dân không đồng đều gây cản trở trong việc ghi chép hồ sơ, nhật ký sản xuất lúa…

Tại hội thảo, nhiều ý kiến đề xuất, để giảm chi phí đầu tư khi sản xuất lúa theo GAP, mỗi địa phương cần tận dụng nguồn lực sẵn có. Đó là đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn, tuyên truyền cho người nông dân về thực hành sản xuất lúa theo GAP. Ngoài ra, kết hợp nhiều nguồn kinh phí (khuyến nông, giám sát chất lượng và tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại…) hỗ trợ sản xuất, kiểm soát chất lượng và tiêu thụ sản phẩm.

Song song đó, mối liên kết “4 nhà” cần tiếp tục phát huy để cùng đề ra chiến lược hình thành vùng nguyên liệu lúa hàng hóa theo tiêu chuẩn GAP, xây dựng và phát triển thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho các sản phẩm lúa gạo sản xuất theo quy trình GAP…


Có thể bạn quan tâm

Triển vọng và thách thức Triển vọng và thách thức

Cá rô phi có thịt trắng, ít mỡ và có thể chế biến được nhiều dạng sản phẩm khác nhau. Đặc biệt, loài thủy sản này dễ nuôi, có thể sinh sống và phát triển tốt ở hệ sinh thái nước ngọt, lợ… ít bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao; giá thành sản xuất thấp.

27/11/2015
Tác hại nghề Lờ dây đối với nguồn lợi thủy sản ven bờ Tác hại nghề Lờ dây đối với nguồn lợi thủy sản ven bờ

Nghề Lờ dây phát triển mạnh tại các tỉnh duyên hải. Đây là nghề hoạt động tự phát, chủ yếu khai thác ở vùng ven bờ, đánh bắt tất cả các loài thủy sản lớn nhỏ gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái vùng ven biển.

27/11/2015
Có gan sẽ giàu Có gan sẽ giàu

Về xã Như Hòa (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), chúng tôi được người dân nơi đây kể nhiều về mô hình nuôi cá trắm đen của anh Nguyễn Văn Thảnh ở xóm 7.

27/11/2015
Chuyện nuôi nghêu ở Phú Hải Chuyện nuôi nghêu ở Phú Hải

Nghề nuôi ngao ở xã Phú Hải (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) có từ năm 90 của thế kỷ trước, khi ấy chỉ có vài hộ nuôi. Người nọ học hỏi người kia, người biết nhiều cũng chỉ là kiến thức được đúc kết từ những vụ đã qua, có khi đúng khi không, bởi vậy nuôi ngao năm được, năm mất.

27/11/2015
Nuôi tôm công nghiệp kiểm chứng mô hình công nghệ cao Nuôi tôm công nghiệp kiểm chứng mô hình công nghệ cao

Cà Mau là tỉnh có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy sản, nhất là con tôm với nhiều hình thức nuôi: Nuôi tôm công nghiệp, quảng canh cải tiến, quảng canh truyền thống… Những hình thức nuôi này đã thực sự mang lại hiệu quả, giúp nhiều hộ dân khá giàu.

27/11/2015