Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên Kết 4 Nhà Để Hình Thành Vùng Nguyên Liệu Lúa Hàng Hóa Theo Tiêu Chuẩn GAP

Liên Kết 4 Nhà Để Hình Thành Vùng Nguyên Liệu Lúa Hàng Hóa Theo Tiêu Chuẩn GAP
Ngày đăng: 03/06/2013

Ngày 30/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP”. Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, với trình độ thâm canh cao và khả năng ứng dụng các giải pháp tiên tiến vào quá trình sản xuất như: IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”… nông dân ĐBSCL hoàn toàn có đủ khả năng tiến tới sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là chưa tìm được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm lúa gạo sản xuất theo quy trình GAP.

Thực tế cho thấy, khi triển khai ở dạng mô hình trình diễn, doanh nghiệp thu mua lúa cao hơn giá thị trường (khoảng 20%), nhưng nếu thực hiện đại trà doanh nghiệp không đủ năng lực để thu mua mức giá này. Ngoài ra, sản xuất theo GAP phải đầu tư cho nhiều chi phí như: tư vấn, chứng nhận, phân tích mẫu, trang bị cơ sở vật chất… Đó là chưa kể, trình độ nông dân không đồng đều gây cản trở trong việc ghi chép hồ sơ, nhật ký sản xuất lúa…

Tại hội thảo, nhiều ý kiến đề xuất, để giảm chi phí đầu tư khi sản xuất lúa theo GAP, mỗi địa phương cần tận dụng nguồn lực sẵn có. Đó là đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn, tuyên truyền cho người nông dân về thực hành sản xuất lúa theo GAP. Ngoài ra, kết hợp nhiều nguồn kinh phí (khuyến nông, giám sát chất lượng và tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại…) hỗ trợ sản xuất, kiểm soát chất lượng và tiêu thụ sản phẩm.

Song song đó, mối liên kết “4 nhà” cần tiếp tục phát huy để cùng đề ra chiến lược hình thành vùng nguyên liệu lúa hàng hóa theo tiêu chuẩn GAP, xây dựng và phát triển thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho các sản phẩm lúa gạo sản xuất theo quy trình GAP…


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Tiền Phong Mất Mùa Đỗ Vì Mưa Nông Dân Tiền Phong Mất Mùa Đỗ Vì Mưa

Trời mưa lớn kéo dài đã khiến trên 40 ha đỗ tương, đỗ xanh của xã Tiền Phong (Thanh Miện, Hải Dương) đang chuẩn bị vào thời kỳ thu hoạch bị thối.

09/08/2013
Một Nông Dân Thuần Hóa Gà Rừng Một Nông Dân Thuần Hóa Gà Rừng

Ông Toái cho biết, 1 năm trước, thấy có người bán trứng gà rừng, ông mua về cho gà ri ấp. Chẳng bao lâu, gà rừng con nở và ông phát triển đàn từ đó. Sau khi bán hơn một nửa, hiện nay, đàn gà rừng của ông có hơn 40 con. Theo ông Toái, cùng một lứa, khi gà trống biết gáy (6 tháng), tháng sau gà mái cũng vào tuổi sinh sản. Gà rừng mái thường đẻ trứng ngoài bụi cây, lùm cỏ, ông Toái theo dõi, nhặt trứng về, rồi làm tổ, ép cho gà ri mẹ ấp.

23/05/2013
Nhờ Định Danh Sinh Vật Lạ Nhờ Định Danh Sinh Vật Lạ

Ông Đỗ Chí Sĩ-Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau, cho biết: Vừa gởi báo cáo bước đầu với UBND tỉnh Cà Mau về kết quả thu mẫu tìm nguyên nhân cá chết bất thường ở Bồ Đề (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau).

22/06/2013
Xây Dựng Mô Hình Trồng Ca Cao Xen Trong Vườn Cây Lâu Năm Xây Dựng Mô Hình Trồng Ca Cao Xen Trong Vườn Cây Lâu Năm

Ngày 8-11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức nghiệm thu Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng ca cao trồng xen trong vườn cây lâu năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở Hậu Giang” do bà Lê Mỹ Hạnh làm chủ nhiệm.

13/11/2012
Nuôi Rắn Ri Tượng Phát Triển Kinh Tế Nuôi Rắn Ri Tượng Phát Triển Kinh Tế

Rắn ri tượng là loài thực phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Nhận thấy được điều đó, để có nguồn cung ổn định cho thị trường, nhiều hộ dân ở huyện Thới Bình đã phát triển mô hình nuôi rắn ri tượng thương phẩm và sản xuất rắn ri tượng giống. Điển hình là mô hình của ông Lê Văn Thắng, ở ấp 6, xã Tân Lộc Đông.

23/06/2013