Lịch điều tiết nước tháng 5 phục vụ lúa hè thu và nuôi tôm

Theo đó, các cống vùng mặn, gồm: Nọc Nạng, Khúc Tréo, Sư Son, Cây Gừa, Nhàn Dân, Láng Trâm được mở ra 2 chiều. Cống Hộ Phòng mở lấy nước 1 chiều (1 cửa) vào ngày 4 và 5, còn các ngày khác mở ra - vào 2 chiều. Cống Giá Rai mở lấy nước 1 chiều vào ngày 6 và 7, còn các ngày khác mở ra - vào 2 chiều.
Với các cống vùng ngọt, từ cống Láng Tròn đến Đông Nàng Rền và các cống phân ranh mặn ngọt ở các huyện Giá Rai, Phước Long và Hồng Dân được đóng lại để chống xâm nhập mặn. Khi phía thượng lưu bị ô nhiễm (phèn, mặn…) thì mở tiêu nước ra, nhưng không trùng vào ngày triều cường.
Ban chỉ đạo yêu cầu nông dân sản xuất và các chủ phương tiện giao thông thủy thực hiện theo thông báo này để chủ động sản xuất và đi lại.
Có thể bạn quan tâm

Việc thâm canh tăng vụ thời gian qua luôn tiềm ẩn nguy cơ sản sinh nhiều loại dịch hại trên đồng ruộng. Theo nhiều nông dân, từ đầu mùa khô đến nay, trên nhiều cánh đồng trong tỉnh Sóc Trăng đã xuất hiện chuột cắn phá với tình hình căng thẳng hơn các năm trước.

Mùa mưa năm nay đến muộn hơn nên lịch xuống giống các cây trồng cạn ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ chủ yếu sử dụng nước mưa như cây bắp lai, cây đậu đều bị chậm lại. Những trà bắp tỉa đón mưa tại khu vực này mọc không đều, bị chết cây, héo lá; việc bón phân định kỳ không thực hiện được.

Trong mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Ngành Nông Nghiệp khuyến khích và áp dụng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến hàng hóa nông – lâm - thủy sản để thúc đẩy sản xuất hàng nông sản chất lượng cao trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, vừa phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, thúc đẩy thương mại-dịch vụ phát triển.

VN là một trong các quốc gia nuôi TCX lớn trên thế giới (sản lượng sau Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan). Vùng nuôi trọng điểm là ở khu vực ĐBSCL, tập trung ở các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ và các tỉnh ven biển.

Với lợi thế có nhiều sông ngòi, diện tích hồ chứa khá lớn nên nghề nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa ở Nghệ An đã và đang phát triển, góp phần không nhỏ giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn, thúc đẩy kinh tế các xã vùng lòng hồ, ven sông phát triển.