Lê Bắc Hà được mùa, trúng giá

Theo thống kê, đến thời điểm này bà con trồng lê trên địa bàn huyện Bắc Hà đã thu hoạch được gần 200 tấn lê, chủ yếu là giống lê Tai-nung có nguồn gốc từ Đài Loan (Trung Quốc).
Thu nhập từ phát triển cây lê đã giúp nhiều hộ gia đình ở Bắc Hà vươn lên thoát nghèo.
Đây là giống được đưa về trồng thử nghiệm hơn 10 năm trước, đến nay nó càng tỏ ra phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của huyện Bắc Hà. Đến đầu năm 2015, toàn huyện đã có 142 ha lê, trong đó diện tích trồng giống lê Tai-nung là hơn 133,4 ha.
Giống lê này có quả hình tròn, vỏ màu xanh phớt hồng, trọng lượng trung bình đạt khoảng 300 - 400g/quả, thịt quả trắng, nhiều nước, ăn có vị ngọt mát, quả chín vào khoảng tháng 8, 9 và được người tiêu dùng ưu chuộng.
Lê trồng tập trung tại thị trấn Bắc Hà và một số xã có điều kiện thổ nhưỡng phù hơp như Tà Chải, Lầu Thí Ngài, Lùng Cải, Lùng Phình, Bản Già, Tả Van Chư, Hoàng Thu Phố, Na Hối, Bản Phố… Với giá thương lái thu mua tại gốc từ 20 - 30 nghìn đồng/kg, toàn huyện thu trên 3,5 tỷ đồng từ tiền bán lê.
Bà Lương Thị Én ở bản Lử Chồ II, xã Lầu Thí Ngài vui vẻ cho biết so với các năm trước, cây lê năm nay không chỉ cho năng suất, sản lượng cao mà giá thu mua cũng tăng nên mọi người trong bản rất mừng. Nhà nào cũng có thêm thu nhập để lo cho con cái ăn học và phát triển sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, Cà Mau. Từ mô hình này đã giúp cho nhiều hộ dân vươn lên ổn định cuộc sống. Trong đó phải kể đến ông Trần Văn Ðường, ngụ ấp Ðông Hưng là một trong những hộ nuôi dê đầu tiên của xã.

Nhìn những quả na dai to đều, nặng trĩu khắp các cành cao, cành thấp mới cảm nhận được nỗ lực chịu thương, chịu khó học hỏi không ngừng của vợ chồng anh Nguyễn Văn Thuyết để có được những bí quyết hay và thành quả của ngày hôm nay.

Đây là mô hình nằm trong chương trình Đề án về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản có nguồn gốc nuôi trồng nhằm mục tiêu tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật giúp người nuôi từng bước tiếp cận với phương thức sản xuất mới từ đó nâng cao trình độ sản xuất, thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Cá chày mắt đỏ là một trong những loài cá bản địa sống ở các sông, hồ tự nhiên khu vực phía Bắc, đến nay trở nên quý hiếm do sản lượng ngày càng suy kiệt. Việc nhân giống cá chày mắt đỏ và phổ biến quy trình nhân giống có ý nghĩa lớn trong bảo tồn đa dạng sinh học tự nhiên, đồng thời gợi mở cho các hộ nuôi trồng thủy sản một hướng phát triển kinh tế tiềm năng.

Nằm ở lưu vực sông Sêrêpôk đoạn qua xã Ea Na, huyện Krông Ana, nơi nối liền hai huyện Krông Ana (tỉnh Dak Lak) và huyện Krông Nô (tỉnh Dak Nông) có một trang trại cá diêu hồng, với sản lượng cá xuất ra hàng ngày lên tới 3-5 tấn. Vì nằm trên cồn, biệt lập với đất liền nên người dân quanh vùng đặt tên cho nơi này là "đảo cá".