Lê Bắc Hà được mùa, trúng giá

Theo thống kê, đến thời điểm này bà con trồng lê trên địa bàn huyện Bắc Hà đã thu hoạch được gần 200 tấn lê, chủ yếu là giống lê Tai-nung có nguồn gốc từ Đài Loan (Trung Quốc).
Thu nhập từ phát triển cây lê đã giúp nhiều hộ gia đình ở Bắc Hà vươn lên thoát nghèo.
Đây là giống được đưa về trồng thử nghiệm hơn 10 năm trước, đến nay nó càng tỏ ra phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của huyện Bắc Hà. Đến đầu năm 2015, toàn huyện đã có 142 ha lê, trong đó diện tích trồng giống lê Tai-nung là hơn 133,4 ha.
Giống lê này có quả hình tròn, vỏ màu xanh phớt hồng, trọng lượng trung bình đạt khoảng 300 - 400g/quả, thịt quả trắng, nhiều nước, ăn có vị ngọt mát, quả chín vào khoảng tháng 8, 9 và được người tiêu dùng ưu chuộng.
Lê trồng tập trung tại thị trấn Bắc Hà và một số xã có điều kiện thổ nhưỡng phù hơp như Tà Chải, Lầu Thí Ngài, Lùng Cải, Lùng Phình, Bản Già, Tả Van Chư, Hoàng Thu Phố, Na Hối, Bản Phố… Với giá thương lái thu mua tại gốc từ 20 - 30 nghìn đồng/kg, toàn huyện thu trên 3,5 tỷ đồng từ tiền bán lê.
Bà Lương Thị Én ở bản Lử Chồ II, xã Lầu Thí Ngài vui vẻ cho biết so với các năm trước, cây lê năm nay không chỉ cho năng suất, sản lượng cao mà giá thu mua cũng tăng nên mọi người trong bản rất mừng. Nhà nào cũng có thêm thu nhập để lo cho con cái ăn học và phát triển sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Nhận được thông tin vùng biển Lý Sơn – Quảng Ngãi trúng đậm cá nục, nhiều tàu công suất lớn của Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên đã về đây mua cá. Họ mua cá không phải để chuyên chở đi nơi khác tiêu thụ kiếm lời mà đưa cá vào muối mắm ngay trên biển.

Dịch cúm gia cầm xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi tại xã Phước Thái, huyện Ninh Phước làm 300 con gia cầm mắc bệnh. Số gia cầm buộc phải tiêu huỷ là 500 con.

Trong bối cảnh người chăn nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn vì con giống, thức ăn, thuốc thú y liên tục tăng giá nhưng thị trường đầu ra lại bấp bênh; nguy cơ dịch bệnh rình rập… thì mô hình liên kết chăn nuôi giữa Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam với một số chủ trang trại trên địa bàn huyện Cam Lộ (Quảng Trị) mở ra hướng đi mới đầy triển vọng.

Tổng diện tích cây cà phê trên địa bàn huyện Chư Pưh (Gia Lai) là 2.263 ha, trong đó, diện tích cà phê kinh doanh trên 2.185 ha. Tổng sản lượng cà phê nhân bình quân hàng năm của huyện đạt trên 5.000 tấn.

Theo dự báo của ngành chức năng Vĩnh Long, ở vụ Hè Thu, khả năng hạn chế tưới tự chảy có thể lên tới 25.000- 30.000ha, diện tích phải bơm tưới hỗ trợ lên tới 25.109ha và có thể phải bơm nhiều lần Bình Tân (4.027ha), Bình Minh (2.255ha), Tam Bình (4.950ha), Long Hồ (3.655ha), Trà Ôn (4.007ha), Vũng Liêm (4.602ha), Mang Thít (4.602ha).