Lấp Vò (Đồng Tháp) Ủ Chua Cây Bắp Làm Thức Ăn Cho Gia Súc

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn bò tại địa phương, nhất là vào những tháng mùa nước nổi, Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã thí nghiệm mô hình ủ chua thân cây bắp làm thức ăn cho gia súc ở một số hộ ở ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B.
Theo đó, cây bắp sau khi thu hoạch trái sẽ được chặt ra thành những đoạn 3-5cm, rồi ủ chung với muối, cám gạo trong một túi nilông khoảng 2 đến 3 tháng là có thể lấy ra cho gia súc ăn. Phương pháp ủ chua này giúp cho người chăn nuôi có thể dự trữ thân cây bắp, cỏ xanh được lâu, đảm bảo chất lượng, giải quyết một phần sự thiếu hụt thức ăn cho gia súc vào thời điểm khan hiếm thức ăn.
Theo đánh giá của Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò, phương pháp ủ chua thân cây bắp là phương pháp bảo quản thức ăn tốt và hiệu quả cần nhân rộng trong chăn nuôi để chủ động được nguồn thức ăn cho trâu, bò.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này, người nuôi gia cầm đang trong cảnh “một cổ ba tròng”, những cái tròng thít lỏng hay chặt phụ thuộc vào đối tượng vật nuôi.

Sức tiêu thụ hiện tại trên hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đối với trái vải đang ở mức từ 10 - 15 tấn/ngày và dự đoán khi chính vụ sức tiêu thụ sẽ có khả năng tăng gấp đôi.

Thời kỳ đầu phát triển mắc ca, nông dân Trung Quốc cũng bị lúng túng trong lựa chọn giống, do thiếu hiểu biết nên rất nhiều diện tích trồng bằng giống thực sinh... Tôi chợt nghĩ bên đất nước mình, mắc ca trồng bằng cây thực sinh vẫn phổ biến, rồi đây những người nông dân đó sẽ phải trả giá đắt vì thiếu hiểu biết.

Do sản lượng gạo xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2015 sụt giảm, Việt Nam lại phải cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu khác nên từ nay đến cuối năm áp lực đè nặng lên vai các doanh nghiệp xuất khẩu gạo là rất lớn.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 5, tổng giá trị kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn do Cục Hải quan Cao Bằng quản lý (Cao Bằng và Bắc Kạn) là gần 76 triệu USD, giảm 22,73% so với cùng kỳ.