Lập Hệ Thống Giám Sát Dịch Bệnh Gia Súc, Gia Cầm

Để nâng cao hiệu quả giám sát 3 dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc gia cầm là lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng, cúm gia cầm, hiện nay Cục Thú y đang lấy ý kiến xây dựng Dự thảo về báo cáo thu thập thông tin về dịch bệnh gia súc gia cầm.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm chiều 18/6, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết dưới sự tài trợ của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) chương trình giám sát vi rút thực hiện tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình và Nam Định, đã lấy khoảng 1.000 mẫu gia cầm tại 25 chợ để chẩn đoán, xét nghiệm tìm vi rút cúm H7N9. Các mẫu này đang được phân tích, xét nghiệm….
Ông Phạm Văn Đông cho biết: “Thực tế việc thu thập báo cáo dịch bệnh là việc hết sức cần thiết. Nhưng chúng ta chưa có Thông tư quản lý việc này theo 1 chuỗi, bây giờ muốn đưa vào lập dữ liệu, lưu trữ và cũng có quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân từ tỉnh đến cấp xã, cấp thôn, từ đó có cơ sở đề ra phương án, kế hoạch phòng chống có hiệu quả”.
Theo các thành viên Ban chỉ đạo, mặc dù dịch bệnh đã tạm lắng nhưng nguy cơ dịch cúm gia cầm tái phát là rất cao do vi rút cúm gia cầm đang lưu hành rộng rãi, nhiều nơi đàn gia cầm chưa được tiêm phòng vắc xin, đặc biệt là các hoạt động vận chuyển lậu gia cầm vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Riêng các địa phương đã xuất hiện dịch lợn tai xanh và lở mồm long móng trên gia súc nên cần giám sát chặt các ổ dịch cũ…
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện quy hoạch vùng chuyển đổi, đến nay, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã xây dựng được nhiều vùng sản xuất chuyên canh cho hiệu quả kinh tế cao như: Vùng sản xuất lúa hàng hóa 100ha tại các xã Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên cho giá trị kinh tế gấp từ 1,2 – 1,5 lần so với cấy lúa thường.

Không hiểu sao mỗi năm cứ đến thời điểm thu hoạch chính của các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở Tuy Phong, tôm lại có dấu hiệu chết hàng loạt. Người nuôi tôm ở khu vực này rất lo lắng cho những vụ kế tiếp khi giá tôm cũng có chiều hướng giảm mạnh.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét giảm các điều kiện cho vay (về lãi suất cho vay, thời hạn trả nợ, tài sản bảo đảm…).

“Xuất khẩu lúa gạo bạc bẽo lắm, 1 kg chẳng đáng bao nhiêu tiền. Trên thế giới không mấy nước có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu gạo như ta trừ phi không làm được ngành khác”.

Tính đến năm 2014, tỉnh Sóc Trăng có gần 30 doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy, hải sản các loại, 3 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, 4 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và các doanh nghiệp còn lại xuất khẩu mặt hàng bánh pía - lạp xưởng, vàng, ngọc trai...