Không Bán Được, Bắp Cải Đổ Trôi Sông

Một vài con sông ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) mấy hôm nay xuất hiện nhiều bắp cải trôi lềnh phềnh. Nông dân xã Tân Bình giải thích, do giá quá rẻ, thu hoạch xong không có người mua nên bà con đổ xuống sông.
Ông Lê Hồng Phơ ở ấp Tân Phú, xã Tân Bình, cho biết, ông trồng 2 công bắp cải, không bán được nên lỗ trắng, trong lúc nhiều hộ để bắp cải hư trên ruộng. Ông Phan Công Chính, GĐ Hợp tác xã nông nghiệp Tân Bình, cho biết thêm, vài người bán được bắp cải cũng chỉ với giá dưới 1.000 đồng/kg.
Trước đó, tại Sóc Trăng vì giá rẻ nên bắp cải được chặt đem cho bò ăn.
Ông Liêu Quang ở ấp Sô La 1, xã Tham Đôn (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng), ngồi giữa ruộng bắp cải đang héo rũ dưới nắng, buồn bã: “Nửa tháng nay chỉ bán được 100 kg loại tốt, với giá 1.000 đồng/kg, còn lại không bán được. Cả xã đều như thế, nhiều nhà chặt cho bò ăn vẫn không hết”.
Theo ông Quang, giá thành trồng bắp cải gần 4.000 đồng/kg, trước Tết bán được 2.000 đồng/kg, từ sau Tết cứ hạ dần đến nay.
Ấp Cần Giờ 2, xã Tham Đôn, nhiều hộ trồng màu thực phẩm cũng thua lỗ nặng. Những rẫy trồng rau tần ô trước Tết bán trên 10.000 đồng/kg, cận Tết đến nay chỉ bán 1.500 - 2.000 đồng/kg. Nhiều ruộng, bà con không buồn thu hoạch.
Trước thực trạng trên, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức hội nghị chuyên đề về cây màu, cho biết Sóc Trăng có trên 20.000 ha, phần lớn là màu thực phẩm, đang gặp cảnh trúng mùa không bán được.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp ngư dân trồng rong sụn hiệu quả, đầu năm 2011 Trung tâm Khuyến nông QG giao Trung tâm KN-KN các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa triển khai dự án “Nhân rộng mô hình trồng rong sụn trong lồng lưới trên biển”.

Công ty Công nghệ sinh học TransGenada ở Arizona đã được Viện Thực phẩm và Nông nghiệp Quốc gia (NIFA) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tài trợ cho hoạt động nghiên cứu dành cho các doanh nghiệp nhỏ.

Nhằm giúp ngư dân trồng rong sụn hiệu quả, đầu năm 2011 Trung tâm Khuyến nông QG giao Trung tâm KN-KN các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa triển khai dự án “Nhân rộng mô hình trồng rong sụn trong lồng lưới trên biển”.

Nhắc đến bưởi da xanh, nhiều người chỉ nghĩ đến các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có những miệt vườn với nhiều loại trái cây nổi tiếng. Tuy nhiên, trong vòng 7, 8 năm trở lại đây, tại Bà Rịa – Vũng Tàu, cây bưởi da xanh đã bén rễ tại vùng đất Phước Bình, xã Sông Xoài.

Hợp tác xã 22/12 là một trong những hợp tác xã (HTX) nuôi tôm công nghiệp (NTCN) thành công nhất của xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước.