Lắp Béc Tưới Cà Phê

Hệ thống tưới nước bằng béc tiết kiệm cho chị Thu đến 30% nước tưới, 40% tiền điện, giảm được 70% nhân công lao động.
Hệ thống tưới nước bằng béc tiết kiệm cho chị Thu đến 30% nước tưới, 40% tiền điện, giảm được 70% nhân công lao động.
Với cách tưới này thì mỗi héc ta cà phê phải sử dụng đến 6 công lao động tưới và tiêu tốn mất từ 2.500 - 3.000 m3 nước cho 1 đợt, trung bình mỗi vụ phải tưới đến 3 đợt. Do vậy mỗi héc ta phải sử dụng tới 18 công lao động tưới và tốn gần 10.000 m3 nước.
Để khắc phục tình trạng thiếu nhân công và thiếu nước tưới vào mùa khô, anh Đinh Văn Toản, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk đã lắp đặt hệ thống tưới béc bằng tia nhỏ, dạng phun mưa. Theo đó, 1 ha cà phê anh Toản lắp đặt 14 béc tưới và chỉ sử dụng 1 máy bơm động lực. Vào mùa khô anh Toản chỉ cần đóng cầu dao là hệ thống tưới bằng béc này sẽ tự động tưới, trung bình mỗi đợt chỉ mất khoảng 8 - 10 tiếng là đủ lượng nước.
Anh Toản chia sẻ: "Mình làm nghề giáo viên không có thời gian để tưới cà phê. Được sự tư vấn của Cty Minh Phát, mình đã lắp đặt hệ thống tưới béc tự động để giảm tải lượng nước và nhân công. Không chỉ vậy, với việc sử dụng hệ thống béc tưới này, đất luôn tươi xốp, khi bón phân cũng hạn chế đáng kể việc thất thoát phân".
Cũng như anh Toản, chị Nguyễn Thị Thu ở xã Quảng Phú, huyện Cư M’gar đã đầu tư lắp 62 béc tưới cho diện tích 3 ha cà phê của mình. Với việc lắp đặt hệ thống tưới nước bằng béc này, chị Thu đã tiết kiệm đến 30% nước tưới, 40% tiền điện, đặc biệt hơn là giảm được 70% nhân công lao động.
Điều đặc biệt hơn là chị có thể chủ động việc tưới cho kịp thời vụ. Là người có kinh nghiệm lâu năm trồng cà phê, chị Thu chia sẻ: "Việc tưới nước kịp thời để điều khiển sự ra hoa rộ, đồng loạt, tạo điều kiện cho việc thu hoạch tập trung là vấn đề rất quan trọng".
Không chỉ ở Đăk Lăk, mô hình tưới nước bằng béc dạng tia nhỏ, phun mưa đang được rất nhiều bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đưa vào sử dụng rộng rãi. Cách tưới nhỏ giọt cho cây trồng không những giảm thiểu được lượng nước thất thoát mà còn tiết kiệm điện, công lao động, giúp đất luôn tươi xốp, giảm đáng kể chi phí SX.
Có thể bạn quan tâm

Đến thăm nhà anh Ba Kiên (Võ Trung Kiên), 58 tuổi, ở xã Phước Vinh, chúng tôi ghi nhận mô hình làm ăn mới của nông dân thời hội nhập. Anh tổ chức sản xuất nề nếp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, bảo đảm kinh tế phát triển bền vững. Anh là một trong những nông dân tiêu biểu vượt khó vươn lên làm giàu trên đồng đất Bảo Vinh.

Những ngày đầu tháng 10, trong chuyến công tác tại huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), tôi đến thăm mô hình nuôi cá tầm của HTX Hạnh Lợi ở bản Nặm Uôn, xã Chiềng Ơn. Thật bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy những con cá tầm, loài cá chỉ thích nghi ở vùng nước lạnh lại sống khỏe mạnh, phát triển tốt ngay trên hồ thủy điện Sơn La.

Cho đến nay thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa bệnh đốm trắng cho tôm. Vậy mà, sau nhiều năm trăn trở, nghiên cứu, một nông dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tìm ra bài thuốc chữa bệnh bằng tỏi, mở ra một hướng mới trong điều trị bệnh cho tôm.

Ông Võ Văn Đỏ, là tổ trưởng nhân giống lúa xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành và là nông dân tiên phong tỉnh Long An thực hiện mô hình “Nuôi cấy nấm xanh diệt rầy nâu tại nông hộ” đạt hiệu quả.

Thời gian gần đây tại các hồ nuôi cua thuộc khu vực sông Trường Giang của hộ ông Lê Văn Khôi (thôn Phú Ngọc, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam) luôn có nhiều người đến xem và không ngớt lời thán phục về mô hình nuôi trồng thủy sản mới đầy hứa hẹn.