Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lao đao vì chuối

Lao đao vì chuối
Ngày đăng: 27/06/2015

Tuy nhiên, trong thực tế nông dân dù chưa mặn mà với việc ký hợp đồng tiêu thụ với DN, nhưng vẫn ồ ạt đầu tư trồng chuối vì sản phẩm này bán được với giá cao. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nông dân lao đao khi mặt hàng này bất ngờ rớt giá, DN lại chỉ ưu tiên thu mua với hộ dân có ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

* Chuối “ngoài hợp đồng” rớt giá

Hiện giá chuối tiêu bán tại vườn chỉ còn ở mức từ 1.500 - 2.000 đồng/kg, giảm cả chục ngàn đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Thấy mặt hàng này bán được với giá cao, nhiều nông dân mạnh dạn đầu tư vốn lớn làm hệ thống tưới nước tự động, trồng chuối giống nuôi cấy mô... Hiện nhiều vườn chuối tại huyện Trảng Bom đã đến kỳ thu hoạch nhưng nông dân vẫn neo lại chưa muốn bán, vì với mức giá hiện nay nhà vườn lỗ nặng. Ông Hoàng Văn Cao, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Bình (huyện Trảng Bom), cho biết: “Diện tích trồng giống nuôi cấy mô chuối già lùn đang tăng rất nhanh, đến bây giờ toàn xã có hơn 100 hécta, tăng 40 hécta so với năm 2014. Diện tích chuối tăng cao do năm ngoái giá chuối này bán tại vườn lên đến mười mấy ngàn/kg, nông dân thấy lợi nhuận cao nên đua nhau trồng. Mặt khác, có DN về tận xã vận động nông dân trồng giống chuối này cho thị trường xuất khẩu”.

Ông Trương Ngọc Tuấn, nông dân tại xã Thanh Bình, chia sẻ: “Năm ngoái, vườn chuối của tôi được thương lái thu mua với giá từ 11 - 13 ngàn đồng/kg để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Thời điểm đó, sản lượng giống chuối này được trồng tại xã Thanh Bình cũng không nhiều nên chuối sốt giá vì khan hàng. Năm nay, tôi thuê thêm đất mở rộng diện tích trồng giống nuôi cấy mô thì gặp cảnh dội chợ, vì nông dân đua nhau trồng chuối, nhất là khi có DN về mở hội thảo giới thiệu chương trình liên kết, đầu tư, bao tiêu sản phẩm cho bà con. Nhiều nông dân không đồng ý ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với DN vì phải tuân theo những điều kiện khắt khe của DN, nhưng vẫn tự phát trồng chuối”.

Ông Phan Văn Dương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Bình, nhận định trong 2 tháng trở lại đây, thị trường nhập khẩu chuối nhỏ giọt, thị trường trong nước tiêu thụ chậm khiến nhiều bà con nông dân gặp khó khăn. Không chỉ riêng 100 hécta chuối cấy mô, mà hơn 300 hécta chuối các loại của gần 400 hộ dân vùng chuyên canh chuối này đều lo lắng vì chuối chín đầy vườn nhưng không tìm ra nơi tiêu thụ.

* Thay đổi nhận thức về hợp đồng bao tiêu

Theo chủ đại lý thu mua chuối ở xã Thanh Bình, năm ngoái chuối sốt giá do xuất khẩu tốt qua thị trường Trung Quốc. Mặt khác, cũng có DN về tận địa phương đặt vấn đề mua sản phẩm này xuất khẩu sang nhiều nước khác. Nông dân thấy sản phẩm nào có giá tốt là đua nhau trồng sản lượng tăng đột biến, khiến cung vượt cầu nên chuối rớt giá. Tuy mặt hàng này có thương lái mua, nhưng thường không có hợp đồng bao tiêu nên khi cần thì họ sẵn sàng trả giá cao để lấy hàng, không cần thì bỏ mặc. Nông dân thì cứ thấy cái nào có lời là trồng, cao giá thì tự ý bán ra thị trường, xuống giá thì mới nghĩ đến cần người bao tiêu nên đầu ra rất bấp bênh.

Chuối cấy mô hiện đang được các đại lý thu mua với giá chưa tới 1.500 đồng/kg để bán cho thị trường TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương...

Ông Nguyễn Văn Long, Giám đốc Công ty TNHH chế biến rau củ quả Toàn Cầu, chia sẻ: “Hiện chúng tôi chỉ đảm bảo mua sản phẩm của những nông dân có ký hợp đồng bao tiêu và sản xuất theo yêu cầu kỹ thuật của DN, vì nhiều thị trường yêu cầu rất khắt khe về chất lượng sản phẩm. Với diện tích chuối do nông dân đầu tư tự phát, DN chỉ mua khi có những đơn hàng xuất sang những thị trường dễ tính, không đòi hỏi nhiều về chất lượng”.

Theo đại diện Phòng Kinh tế huyện Trảng Bom, huyện đang hỗ trợ Công ty TNHH chế biến rau củ quả Toàn Cầu xây dựng dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm và xây dựng cánh đồng lớn đối với cây chuối. Mục tiêu trong năm 2015, dự án sẽ phát triển 500 hécta chuối. Nông dân nên đăng ký với địa phương tham gia chuỗi liên kết để được hưởng những ưu đãi về chính sách, tín dụng và nhất là có ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp. Vì có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp thì địa phương mới có cơ sở bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân trong vấn đề tiêu thụ nông sản.


Có thể bạn quan tâm

Hỗ Trợ Xây Dựng Thương Hiệu Cho Sản Phẩm Hỗ Trợ Xây Dựng Thương Hiệu Cho Sản Phẩm

Cũng như nhiều sản phẩm của địa phương trong tỉnh Quảng Ninh, cuối năm 2013 Trứng gà Tân An (TX Quảng Yên) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng quyền sử dụng nhãn hiệu.

14/03/2014
Cần Chính Sách Hỗ Trợ Cho Chăn Nuôi Nông Hộ Cần Chính Sách Hỗ Trợ Cho Chăn Nuôi Nông Hộ

Ngày 13/3, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị lấy ý kiến Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2014 - 2020 với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan và đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT một số tỉnh, thành trên cả nước.

14/03/2014
Tha Thiết Với Nấm Đà Lạt Tha Thiết Với Nấm Đà Lạt

Một cơ sở sản xuất phôi nấm công suất lớn, đầu tư quy mô, bài bản, mỗi tháng cung cấp hàng trăm ngàn phôi nấm tai mèo cho nông dân. Đó là cơ sở nấm của hai ông chủ rất trẻ đặt tại thôn K’Long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng. Không chỉ với nấm tai mèo, cơ sở còn đang chinh phục thêm nấm linh chi Đà Lạt với mục tiêu đưa linh chi Đà Lạt vào sản xuất rộng rãi.

14/03/2014
Nắng Nóng, Diện Tích Mì Nhiễm Rệp Sáp Bột Hồng Tăng Nhanh Nắng Nóng, Diện Tích Mì Nhiễm Rệp Sáp Bột Hồng Tăng Nhanh

Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh cho biết, vụ Đông xuân 2013 – 2014, toàn tỉnh xuống giống được 22.145 ha mì tại 8 huyện: Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Dương Minh Châu, Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu, Hòa Thành và thành phố Tây Ninh.

14/03/2014
Mô Hình Cải Củ Nặng 3 Kg Mô Hình Cải Củ Nặng 3 Kg

Khi đặt chân đến bãi cát biển hoang hoá của xã Thạch, Thạch Hà - Hà Tĩnh, chúng tôi ngỡ ngàng có hơn 30 ha cây trồng xanh ngút ngàn giữa mênh mông cát trắng.

14/03/2014