Cần Chính Sách Hỗ Trợ Cho Chăn Nuôi Nông Hộ

Ngày 13/3, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị lấy ý kiến Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2014 - 2020 với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan và đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT một số tỉnh, thành trên cả nước.
Theo Dự thảo, chính sách sẽ tập trung hỗ trợ các lĩnh vực như: Con giống; thú y; trồng và sản xuất thức ăn chăn nuôi; môi trường và xây dựng chuồng trại chăn nuôi; hỗ trợ hình thành chuỗi liên kết sản phẩm và xúc tiến thương mại; đào tạo và huấn luyện kỹ năng chăn nuôi cho nông dân. Đối tượng áp dụng là các cá nhân, hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi theo hình thức chăn nuôi hộ nông hộ với quy mô dưới mức trang trại theo quy định của Bộ NN&PTNT.
Hầu hết ý kiến các đại biểu đều đồng tình về sự cần thiết ra đời của chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ. Theo ông Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng Viện Chăn nuôi, hiện cả nước có khoảng 12 triệu hộ chăn nuôi theo hình thức chăn nuôi nông hộ.
Vì vậy chính sách hỗ trợ này rất được trông chờ của ngành chăn nuôi nói chung và các nông hộ nói riêng, góp phần nhằm giải quyết những khó khăn, thách thức của chăn nuôi nông hộ thời gian qua như: Quy mô nhỏ, chưa an toàn về dịch bệnh, năng lực cạnh tranh còn thấp, ô nhiễm môi trường...
Có thể bạn quan tâm

“Trong khi nhiều nông dân bám đồi, bám nương trồng sắn, trồng ngô quanh năm không đủ ăn thì gia đình anh Phạm Huy Khánh ở bản Rạng Đông lại mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi lợn thịt.

Trên thị trường hiện có hàng chục sản phẩm máy móc phục vụ nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu sản xuất theo quy mô hộ gia đình. Đa số các loại máy móc này được chế tạo bởi những “nhà sáng chế” tay ngang bắt nguồn từ nhu cầu thực tế. Trong đó, nhiều cơ sở đã đầu tư theo hướng sản xuất chuyên nghiệp dòng hàng này.

Vụ dưa hấu năm nay nông dân than trời vì dưa ế, giá rẻ. Thảm cảnh này khiến nông dân sản xuất các loại nông sản khác thấp thỏm, âu lo. Nhất là khi bài toán đầu ra cho nông sản đến giờ vẫn còn bỏ ngỏ…

Với gần 1 triệu tấn lúa, trên 200 nghìn tấn ngô và hàng trăm nghìn tấn sắn sản xuất mỗi năm, Nghệ An được coi là địa phương có nguồn nông sản dồi dào. Thế nhưng, lượng nông sản này hầu như đang được tiêu thụ trên thị trường tự do với nhiều vấn đề bất cập, số “vào” được các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn vẫn chưa nhiều.

Đến nay, huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã hình thành hơn 100 trang trại sản xuất nông, lâm, thủy sản. Những trang trại này chủ yếu của những hộ nông dân cá thể, tự phát thành lập và đầu tư theo hướng sản xuất trang trại, áp dụng công nghệ mới trong việc nuôi, trồng và chăm sóc để đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững hơn.