Lào Cai Và Bắc Giang Xúc Tiến Để Tiêu Thụ Vải Thiều

Hiện lượng vải thiều được xuất khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai và qua đường bộ số II Kim Thành khoảng hơn 260 tấn mỗi ngày.
Ngày (7/6), UBND 2 tỉnh Bắc Giang và Lào Cai tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn để vải thiều được thông thương thuận lợị.
UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, sản lượng vải thiều năm nay của toàn tỉnh ước đạt trên 149 nghìn tấn, trong đó xuất khẩu chiếm khoảng 40% tổng sản lượng, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc.
Hiện tại, lượng vải thiều sớm được xuất khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai và qua đường bộ số II Kim Thành khoảng hơn 260 tấn mỗi ngày. Tại cửa khẩu Lào Cai, vải thiều luôn được ưu tiên xuất trước, với thủ tục nhanh chóng.
Hàng ngày quản lý vận tải cửa khẩu quốc tế Lào Cai thực hiện cấp phép phương tiện vận tải quốc tế trước giờ mở cửa khẩu 30 phút, đảm bảo không để các phương tiện vận tải chở vải ách tắc tại cửa khẩu.
Tại hội nghị, các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai, Bắc Giang và Ban cửa khẩu Hà Khẩu, Trung Quốc đã bàn nhiều giải pháp phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc xuất khảu vải thiều như: công tác thông tin, công tác xúc tiến thương mại, thủ tục hành chính thông thoáng, nhanh chóng và an ninh trật tự tại cửa khẩu.
Đồng thời nhiều ý kiến đề nghị hai tỉnh có biện pháp để hỗ trợ việc tiêu thụ vải thiều được thuận lợi như đảm bảo giao thông, an ninh trật tự cho phương tiện vận tải...
Ông Nguyễn Thanh Dương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết: “Lào Cai cùng với các tỉnh bạn tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại để tìm giải pháp tiêu thụ quả vải thiều năm 2014. Ngoài ra, tỉnh Lào Cai chỉ đạo ban Kinh tế, hải Quan và Biên Phòng, trao đổi bàn bạc với các địa phương trong cả nước để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất, tổ chức cho các đoàn thương nhân đến tìm hiểu cùng với Bắc Giang và đặc biệt là cam kết đảm bảo các thủ tục nhanh chóng thuận lợi và đặc biệt là không để tồn đọng lượng vải tươi hàng ngày để đưa quả vải tốt nhất vào thương trường”.
Vụ vải thiều năm 2013, trên 44 nghìn tấn đã được xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai.
Có thể bạn quan tâm

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mexico từ đầu năm 2013 với 5 doanh nghiệp tham gia. Tính đến hết tháng 9/2014 nước này đã nhập trên 65.000 tấn gạo từ Việt Nam. Theo ước tính của Bộ Công Thương, năm nay, các doanh nghiệp trong nước sẽ xuất sang quốc gia Bắc Mỹ này khoảng 87.000 tấn gạo. Hiện Việt Nam đã vượt qua Mỹ trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất vào Mexico.

Việc tái canh cà phê khó khăn không chỉ là vấn đề tổ chức sản xuất, thiếu vốn đầu tư mà còn hạn chế trong việc tìm ra các giải pháp kỹ thuật tổng hợp có cơ sở khoa học và đáp ứng nhu cầu thực tế. Cụ thể, 85% diện tích cà phê tại Đắk Lắk do người dân trực tiếp quản lý và sản xuất nên việc quản lý, đánh giá chất lượng vườn cây chưa đầy đủ.

Hầu hết thanh long - còn được gọi là Pitaya - nhập khẩu vào Ấn Độ đến từ Việt Nam. Chính việc thay đổi hình thức vận chuyển từ đường hàng không sang đường biển đã dẫn đến việc lượng thanh long nhập khẩu vào Ấn Độ gia tăng theo cấp số nhân. Điều này đã làm giảm chi phí vận chuyển từ 150 rupi/kg xuống còn 20 rupi/kg.

Trước đây, với mong muốn thoát nghèo, ông Bằng cũng đã tổ chức sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, mãi đến năm 2012, qua tìm hiểu, ông đã mạnh dạn ký hợp đồng với Công ty cổ phần C.P Việt Nam (Bình Dương) và vay vốn ngân hàng để tổ chức chăn nuôi heo theo quy mô trang trại.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định 551/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.