Lào Cai Và Bắc Giang Xúc Tiến Để Tiêu Thụ Vải Thiều

Hiện lượng vải thiều được xuất khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai và qua đường bộ số II Kim Thành khoảng hơn 260 tấn mỗi ngày.
Ngày (7/6), UBND 2 tỉnh Bắc Giang và Lào Cai tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn để vải thiều được thông thương thuận lợị.
UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, sản lượng vải thiều năm nay của toàn tỉnh ước đạt trên 149 nghìn tấn, trong đó xuất khẩu chiếm khoảng 40% tổng sản lượng, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc.
Hiện tại, lượng vải thiều sớm được xuất khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai và qua đường bộ số II Kim Thành khoảng hơn 260 tấn mỗi ngày. Tại cửa khẩu Lào Cai, vải thiều luôn được ưu tiên xuất trước, với thủ tục nhanh chóng.
Hàng ngày quản lý vận tải cửa khẩu quốc tế Lào Cai thực hiện cấp phép phương tiện vận tải quốc tế trước giờ mở cửa khẩu 30 phút, đảm bảo không để các phương tiện vận tải chở vải ách tắc tại cửa khẩu.
Tại hội nghị, các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai, Bắc Giang và Ban cửa khẩu Hà Khẩu, Trung Quốc đã bàn nhiều giải pháp phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc xuất khảu vải thiều như: công tác thông tin, công tác xúc tiến thương mại, thủ tục hành chính thông thoáng, nhanh chóng và an ninh trật tự tại cửa khẩu.
Đồng thời nhiều ý kiến đề nghị hai tỉnh có biện pháp để hỗ trợ việc tiêu thụ vải thiều được thuận lợi như đảm bảo giao thông, an ninh trật tự cho phương tiện vận tải...
Ông Nguyễn Thanh Dương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết: “Lào Cai cùng với các tỉnh bạn tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại để tìm giải pháp tiêu thụ quả vải thiều năm 2014. Ngoài ra, tỉnh Lào Cai chỉ đạo ban Kinh tế, hải Quan và Biên Phòng, trao đổi bàn bạc với các địa phương trong cả nước để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất, tổ chức cho các đoàn thương nhân đến tìm hiểu cùng với Bắc Giang và đặc biệt là cam kết đảm bảo các thủ tục nhanh chóng thuận lợi và đặc biệt là không để tồn đọng lượng vải tươi hàng ngày để đưa quả vải tốt nhất vào thương trường”.
Vụ vải thiều năm 2013, trên 44 nghìn tấn đã được xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã rà soát và quản lý khá chặt chẽ vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo. Tuy nhiên vì lợi nhuận, vẫn có một số hộ chăn nuôi sử dụng các chất cấm để tăng trọng cho heo, gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước và gây ra tâm lý bất an cho người tiêu dùng

Ngành hàng vịt là 1 trong 5 ngành hàng được chọn phát triển trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Song đến nay, so với 4 ngành hàng còn lại thì ngành hàng này vẫn còn khá ì ạch, chưa phát huy được hết tiềm năng và lợi thế vốn có. Ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn.

Từ đầu năm đến nay, giá heo hơi trên địa bàn tỉnh Bình Định liên tục giảm mạnh khiến người chăn nuôi thua lỗ. Theo khảo sát tại các địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh như Hoài Ân, Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, thời điểm này, giá heo hơi thương lái mua tại chuồng từ 3,4 - 3,7 triệu đồng/tạ; giảm từ 600 - 800 ngàn đồng/tạ so với cùng kỳ năm 2014. Với mức giá này, người chăn nuôi phải chịu lỗ từ 200 - 300 ngàn đồng/tạ thịt heo.

Hiện nay, giá trứng gia cầm ở các chợ trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) tăng mạnh và hút hàng so với cách đây 1 tháng.

Toàn tỉnh Bạc Liêu có 1.290 phương tiện khai thác, đánh bắt thủy sản. Trong tháng 7/2015, các phương tiện đã khai thác hơn 9.720 tấn (trong đó 1.226 tấn tôm, 8.492 tấn cá và các loại thủy sản khác).