Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi
Ngày đăng: 01/09/2015

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nhưng với một phần nhỏ, chủ yếu là ngô, cám gạo cho nên chưa khai thác hết tiềm năng tăng trọng của bò khi đưa vào vỗ béo. Hơn nữa, thời gian nuôi còn kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

Xuất phát từ thực tế trên, năm 2015 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với huyện Phú Bình xây dựng mô hình nuôi vỗ béo bò, thời gian 03 tháng tại xã Tân Khánh và Tân Kim để định hướng cho người nông dân chăn nuôi có hiệu quả hơn.

Mô hình có qui mô 160 con bò với 70 hộ tham gia, được Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên triển khai từ tháng 6/2015. Chọn bò đưa vào vỗ béo và tẩy giun sán cho bò là khâu đặc biệt quan trọng, do đó Trung tâm đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với cán bộ phụ trách chăn nuôi thuý y xã tuyển chọn những con bò đạt tiêu chuẩn.

Trước khi vỗ béo bò, cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông Phú Bình hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi thực hiện tẩy sán lá gan. Đây là bước khởi đầu trong công tác vỗ béo, giúp cho bò có hệ tiêu hóa tốt để hấp thụ lượng thức ăn tối đa. Bên cạnh đó, bò vỗ béo còn được tiêm phòng vắc-xin tụ huyết trùng, khẩu phần thức ăn trong quá trình vỗ béo bò theo đúng quy trình kỹ thuật đã được tập huấn.

Kết quả sau 2 tháng vỗ béo, bò tăng trọng lượng hơi bình quân trên 700 g/con/ngày. Theo tính toán của người chăn nuôi, bình quân sau 3 tháng nuôi vỗ béo 1 con bò sẽ tăng trọng từ 65 - 70kg, với giá hiện nay tại địa phương sẽ cho thu nhập khoảng 3 - 3,5 triệu triệu đồng/con sau khi đã trừ chi phí thức ăn, thuốc…

Đánh giá về kết quả bước đầu thực hiện mô hình vỗ béo bò, ông Cam Văn Giáp, cán bộ kỹ thuật phụ trách chỉ đạo mô hình, cho biết: Việc tổ chức triển khai mô hình vỗ béo bò giúp cho người chăn nuôi hiểu rõ hơn lợi ích của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về vỗ béo bò trong giai đoạn bò cần tăng trưởng, đó là công tác vệ sinh định kỳ, tiêm phòng trước giai đoạn vỗ béo, khẩu phần thức ăn hợp lý, giảm mức tiêu tốn thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi, nhưng thu được một lượng thịt tối đa trong quá trình vỗ béo, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người chăn nuôi; đồng thời từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi cũ, tạo vùng chăn nuôi thâm canh cho người nông dân.

Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình vỗ béo bò trên địa bàn tỉnh để nông dân thực hiện, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Đây cũng là cơ sở để từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi cho người nông dân trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới của tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Câu Mực Tầng Đáy: Nghề Mới, Lợi Nhuận Lớn Câu Mực Tầng Đáy: Nghề Mới, Lợi Nhuận Lớn

So với nhiều nghề truyền thống trong khai thác đánh bắt thủy sản ở Cà Mau như lưới cào, lưới vây, đẩy te... thì câu mực tầng đáy là nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân và góp phần bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, giữ gìn môi trường biển.

06/04/2012
Trồng Rau Sạch Thủy Canh Trồng Rau Sạch Thủy Canh

Trồng rau sạch bằng phương pháp thuỷ canh, đã được du nhập vào nước ta từ mấy năm nay, nhưng mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm hay ở quy mô hộ gia đình để phục vụ nhu cầu trong nhà. Nhưng nay có một trang trại mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu và sản xuất thành công mô hình rau sạch thuỷ canh để bán ra thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao

06/12/2011
Triển Khai Trồng Rừng Bằng Cây Keo Tai Tượng Triển Khai Trồng Rừng Bằng Cây Keo Tai Tượng

Năm 2011, từ nguồn hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Trạm Khuyến nông 2 huyện Yên Sơn và Hàm Yên triển khai thực hiện mô hình trồng rừng thâm canh cây keo tai tượng với diện tích 85 ha tại 3 xã

02/08/2011
Trồng Gừng Trong Bao Trồng Gừng Trong Bao

Chỉ cần một khoảnh đất quanh nhà hoặc dưới tán cây trong vườn và bao bì sau khi sử dụng cùng với tiền giống… nhiều hộ dân xã Quỳnh Vinh (Quỳnh Lưu) đã tận dụng trồng trên 3.000 bao gừng, mang lại hiệu quả đáng kể.

19/04/2012
Vai Trò Oxy Trong Ao Nuôi Cá Vai Trò Oxy Trong Ao Nuôi Cá

Sự thiếu oxy trong ao cá tra có thể do ao nuôi cá có nhiệt độ nước cao (biến động 28-32°C) dẫn đến hệ số hòa tan oxy vào nước giảm, mật độ nuôi quá cao, đáy ao có nhiều hợp chất hữu cơ tích tụ hay sục khí không đầy đủ

09/12/2011