Lào Cai sẽ cung ứng cho thị trường hơn 8.400 tấn thủy sản/năm vào năm 2020

Theo đó, dự kiến đến năm 2020, nghề nuôi thủy sản Lào Cai sẽ có diện tích đạt 2.100 ha mặt nước, cung ứng ra thị trường hơn 8.400 tấn thủy sản/năm.
Trong đó, sẽ tập trung phát triển nuôi thủy đặc sản, nuôi thâm canh và bán thâm canh, định hướng nuôi theo hướng Viet GAP ở các xã: Bản Qua, Quang Kim, Cốc San, thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát); Xuân Quang, Xuân Giao, Phú Nhuận, thị trấn Phong Hải (huyện Bảo Thắng); Vạn Hòa, Cam Đường, Hợp Thành (thành phố Lào Cai). Đồng thời, thực hiện nuôi cá lồng trên các hồ mặt nước lớn với diện tích khoảng 320 ha tại các vùng như: Bảo Thắng, Văn Bàn, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương. Mở rộng thể tích bể nuôi cá nước lạnh lên 54.500m3 với sản lượng đạt 655 tấn, năng suất 12,2kg/m3, vùng nuôi tập trung ở các xã của huyện Sa Pa, Bát Xát và Văn Bàn.
Để đảm bảo nghề nuôi thủy sản phát triển, ngành nông nghiệp sẽ tăng cường tuyên truyền đến nông dân đẩy mạnh đầu tư về kinh tế kĩ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Để đạt năng suất sản lượng như mục tiêu đề ra đến 2020, sẽ chuyển sang nuôi bán thâm canh và thâm canh chiếm 30% diện tích nuôi thủy sản. Xây dựng chỉ dẫn địa lý và thương hiệu sản phẩm cho các sản phẩm thủy sản có giá trị cao, mang tính đặc hữu của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 16.8, Trạm bảo vệ thực vật huyện Tân Châu phối hợp Công ty CP thuốc bảo vệ thực vật Việt Trung tổ chức tập huấn cách phòng trừ và tiêu huỷ rệp sáp bột hồng trên cây mì cho nông dân huyện Tân Châu (Tây Ninh).

Do đi xuất khẩu lao động phải về nước sớm, năm 2001, anh Hoàng Đức Thành vào xã Nghĩa Hưng (Chư Păh, Gia Lai) làm ăn với hành trang vỏn vẹn chỉ mấy bộ quần áo cũ. Thấy hoàn cảnh của anh như vậy, người bạn ở Kon Tum cùng đi xuất khẩu lao động cho anh vay ít tiền mua mảnh đất để làm ăn.

Theo đánh giá mới đây của Phòng NNPTNT huyện Châu Phú (An Giang), mô hình trồng thí điểm đậu bắp Nhật tại tổ hợp tác Hưng Thịnh, xã Bình Thủy (Châu Phú) đang cho hiệu quả khá tốt.

Xuất phát từ hai bàn tay trắng, vươn lên trong khó khăn để chuyển đổi từ mô hình cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cây, con có giá trị kinh tế cao, trở thành người làm ăn hiệu quả nhất vùng chuyển đổi xã Đông Sơn (Đông Hưng - Thái Bình). Đó chính là ông Bùi Thọ Thính.

Thời gian qua, nhiều hộ gia đình tại tỉnh Đắk Nông đã tận dụng nguồn nước các lòng hồ thủy điện để nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này đang mở ra một hướng làm giàu mới cho người nghèo, thiếu đất sản xuất.