Lào Cai có gần 1.500 ha lúa xuân nhiễm rầy

Tập đoàn rầy nở rộ từ cuối tháng 4, gây hại mạnh vào đầu tháng 5 và chủ yếu trên trà lúa chính vụ giai đoạn làm đòng, trỗ bông, với mật độ phổ biến 500 - 700 con/m2, các điểm cục bộ lên tới 10.000 con/m2.
Dự báo, trong thời gian tới, thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp khiến rầy sẽ nở rộ và gây hại trên diện rộng, nếu không phòng trừ kịp thời, cây lúa có thể bị cháy rầy, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng vụ lúa xuân.
Trong khi đó, bệnh đạo ôn tiếp tục gây hại mạnh trên các giống lúa mẫn cảm (chủ yếu là BC15), với tỷ lệ gây hại phổ biến từ 5 - 10% lá, mức cao từ 20 - 30% lá, mức cục bộ từ 70 - 80% lá. Diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn hiện đã lên đến 723 ha, xảy ra tại các huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Mường Khương, Bát Xát, Văn Bàn và thành phố Lào Cai.
Ngoài ra, cây lúa xuân cũng đang bị bọ xít dài, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá... gây hại với mật độ và tỷ lệ thấp.
Hiện, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và cơ quan chuyên môn của các địa phương trong tỉnh đã tăng cường bám sát đồng ruộng, hướng dẫn nhân dân phun thuốc phòng trừ không để sâu bệnh gây hại trên diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Đây là mô hình nuôi cá trong ao đất lần đầu tiên được triển khai áp dụng thực hiện thí điểm, nhằm từng bước đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và phát triển các mô hình nuôi các loài thủy sản mới phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô (Đắk Nông) thì trên địa bàn huyện hiện có khoảng 150-170 ha diện tích mặt nước đang được khoảng 600 hộ dân tận dụng để nuôi trồng thủy sản.

Nhằm bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản góp phần đưa ngành Thủy sản phát triển nhanh, các địa phương đang tập trung chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

Từ ngày 31/7 đến nay, tại 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải (Thái Bình) đã xảy ra hiện tượng ngao nuôi bị chết. Ngay sau khi nhận được thông tin từ phía địa phương, Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) và các đơn vị liên quan đã phối hợp đi kiểm tra tình hình thực tế tại các xã có diện tích nuôi ngao.

An Thủy (Ba Tri) và Bình Thắng (Bình Đại) được xem là 2 làng nghề thủy sản đặc trưng của Bến Tre. Hàng năm, một lượng lớn sản phẩm thủy sản được sản xuất và bán đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, nhưng giá trị kinh tế lại không cao. Một trong những nguyên nhân chính là hầu hết sản phẩm của làng nghề được bán đại trà, không có thương hiệu riêng.