Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗ Lực Phát Triển Ngành Thủy Sản

Nỗ Lực Phát Triển Ngành Thủy Sản
Ngày đăng: 21/08/2014

Nhằm bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản góp phần đưa ngành Thủy sản phát triển nhanh, các địa phương đang tập trung chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

Tại tỉnh An Giang, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo UBND huyện, thị, thành phố tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi cá rô phi trong vèo trên sông thuộc địa bàn quản lý; chỉ cho phép tiến hành nuôi đối với khu vục phù hợp quy hoạch và doanh nghiệp phải đảm bảo các thủ tục pháp lý có liên quan.

Huyện nào để xảy ra tình trạng nuôi tràn lan, không theo quy hoạch, làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Đồng thời, tỉnh An Giang cũng yêu cầu các huyện, thị, thành phố phải chỉ đạo UBND cấp xã kiểm tra, giám sát chặt địa bàn quản lý, chỉ cho phép triển khai các hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung, trong đó có nuôi cá rô phi trong vèo đối với khu vực phù hợp quy hoạch nuôi trồng thủy sản của tỉnh; không tự ý cho phép bất kỳ tổ chức, cá nhân nào thực hiện nuôi cá ao hầm, bè, trong vèo trên sông khi chưa được phép của cấp thẩm quyền cũng như chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý có liên quan theo quy định pháp luật hiện hành.

Tỉnh Nam Định cũng đã yêu cầu các địa phương tập trung phát triển đa dạng các đối tượng nuôi có giá trị cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu phù hợp với quy hoạch, điều kiện thổ nhưỡng và nguồn nước của từng vùng.

Đồng thời, tỉnh cũng chỉ đạo Phòng nuôi trồng thủy sản phối hợp với Chi cục Thú y tăng cường giám sát vùng nuôi, nắm chắc các thông tin về tình hình nuôi trồng, dịch bệnh; thu mẫu định kỳ xét nghiệm để quản lý vùng nuôi.

Tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị chức năng phải quản lý tốt thức ăn, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi thủy sản; phổ biến, tập huấn cho người nuôi về quy định và hướng dẫn sử dụng thức ăn, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi thủy sản; trực tiếp kiểm tra cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường thủy sản trong toàn tỉnh.

Được biết, trong những năm qua, các cơ quan chức năng đã xây dựng nhiều hành lang pháp lý, những định hướng, công cụ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt trong các hoạt động kiểm soát, tăng cường quản lý khai thác sử dụng nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh vật; bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng và bước đầu triển khai các hoạt động phục hồi nguồn lợi, hệ sinh thái thủy sinh.

Những hoạt động này góp phần đưa ngành thủy sản phát triển nhanh, tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Sự phát triển của ngành thủy sản góp phần quan trọng vào quá trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho cộng đồng ngư dân và đảm bảo an ninh thực phẩm của đất nước.


Có thể bạn quan tâm

Lợi lớn từ liên kết sản xuất cá tra Lợi lớn từ liên kết sản xuất cá tra

Không chấp nhận trước những khó khăn đã gặp phải trong nuôi cá tra, ông Hà Tấn Tâm ở khu vực Thới Thạnh (phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) đã liên kết với doanh nghiệp, đổi mới cách nuôi để vực dậy nghề mà ông đã chọn.

04/01/2016
Chuyện làm giàu của một cử nhân nông dân Chuyện làm giàu của một cử nhân nông dân

Tốt nghiệp đại học nhưng không đi làm thuê cho các công ty mà quyết chí về quê lập nghiệp, với hành trang là kiến thức kỹ thuật và tư duy dám nghĩ dám là, chàng “cử nhân nông dân” Bùi Quang Phong đã thu được những thành công đáng nể phục

04/01/2016
Giàu lên từ trang trại nuôi lợn siêu nạc Giàu lên từ trang trại nuôi lợn siêu nạc

Từ hai bàn tay trắng, anh Nguyễn Văn Tứ đã mạnh dạn vay lãi đầu tư trang trại khép kín nuôi lợn siêu nạc. Mỗi năm cho thu lãi tiền tỷ và trở thành người chăn nuôi lớn nhất trên địa bàn huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang).

04/01/2016
Bà chủ trại rắn mối tiết lộ bí quyết thu trăm triệu mỗi năm Bà chủ trại rắn mối tiết lộ bí quyết thu trăm triệu mỗi năm

Từ việc bắt rắn mối đem về nuôi thử, chị Phạm Thị Lệ ở Thới Bình, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ thành bà chủ trại rắn có thu nhập lên tới trăm triệu đồng mỗi năm.

04/01/2016
Vùng rau ít đụng hàng ở Suối Nho Vùng rau ít đụng hàng ở Suối Nho

Về thăm xã Suối Nho (huyện Định Quán, Đồng Nai) mùa nào cũng thấy những vườn rau hẹ xanh tốt, sum suê. Chỉ trồng 1 lần nhưng rau hẹ cho thu hoạch kéo dài từ 2-3 năm mới phải trồng lứa mới nên rau hẹ mang lại lợi nhuận cao, nông dân đua nhau mở rộng diện tích.

13/01/2016