Lãnh đạo tỉnh tiếp các hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và

Theo phản ánh của các hộ dân, tình trạng cá nuôi trong lồng bè trên sông Chà Và bị chết kéo dài từ hôm 6-9 đến nay vẫn còn tiếp diễn, ước thiệt hại khoảng 17 tỷ đồng.
Ghi nhận và chia sẻ với thiệt hại của các hộ nuôi thủy sản, ông Nguyễn Thanh Tịnh cho hay, kết quả khảo sát, lấy mẫu nước của Viện Môi trường - Tài nguyên đã xác định có 3 nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt gồm:
Nước thải ô nhiễm từ các nhà máy chế biến hải sản xả thải ra cống số 6, mật độ nuôi lồng bè quá dày và ô nhiễm từ sinh hoạt hàng ngày của người dân nuôi trồng thủy sản.
Trong đó, ô nhiễm từ việc xả thải của các nhà máy chế biến hải sản vẫn là nguyên nhân chính. Hiện UBND tỉnh đang củng cố hồ sơ pháp lý để đình chỉ hoạt động một số nhà máy chế biến hải sản và đề nghị các nhà máy bồi thường thiệt hại cho người dân.
“Ngay sau khi có kết quả chính thức của Viện Môi trường và Tài nguyên và báo cáo tổng hợp thiệt hại của Sở NN - PTNT, kết quả thanh tra 22 cơ sở chế biến hải sản ở xã Tân Hải của Sở TN-MT, UBND tỉnh sẽ tổ chức cuộc họp đối thoại với người dân để đi đến phương án thống nhất việc bồi thường thiệt hại cho người dân trong vụ cá chết.
Trước mắt, Nhà nước sẽ hỗ trợ người dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư tái sản xuất, ổn định cuộc sống” - ông Tịnh nói.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thanh Tịnh cũng đề nghị Sở NN-PTNT sớm rà soát lại quy trình cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên khu vực sông Chà Và và có báo cáo sớm nhất cho UBND tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Niên vụ mía năm 2015 - 2016 này nông dân tỉnh Trà Vinh đã trồng được hơn 4.430 ha, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Trà Cú và Tiểu Cần. Hiện nay bà con đã bắt đầu thu hoạch.

Phân bón giả không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông dân mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của những doanh nghiệp chân chính.

Tại Khu thực nghiệm (Trường đại học An Giang) đang trồng cây chuối trăm nải và đã có buồng.

TX. Cai Lậy (Tiền Giang) trồng trên 1.000 ha sầu riêng, chủ yếu là sầu riêng hạt lép giống Ri 6 và Monthong, tập trung nhiểu ở các xã Long Khánh, Thanh Hòa và Phú Quí.

Hàng trăm hộ nông dân ở xã Bình Hòa (huyện Tây Sơn, Bình Định) đã ăn nên làm ra nhờ ớt. Bởi, giá ớt có hạ thấp hết cỡ thì vẫn cho lợi nhuận gấp nhiều lần so với cây lúa.