Lãnh đạo tỉnh tiếp các hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và

Theo phản ánh của các hộ dân, tình trạng cá nuôi trong lồng bè trên sông Chà Và bị chết kéo dài từ hôm 6-9 đến nay vẫn còn tiếp diễn, ước thiệt hại khoảng 17 tỷ đồng.
Ghi nhận và chia sẻ với thiệt hại của các hộ nuôi thủy sản, ông Nguyễn Thanh Tịnh cho hay, kết quả khảo sát, lấy mẫu nước của Viện Môi trường - Tài nguyên đã xác định có 3 nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt gồm:
Nước thải ô nhiễm từ các nhà máy chế biến hải sản xả thải ra cống số 6, mật độ nuôi lồng bè quá dày và ô nhiễm từ sinh hoạt hàng ngày của người dân nuôi trồng thủy sản.
Trong đó, ô nhiễm từ việc xả thải của các nhà máy chế biến hải sản vẫn là nguyên nhân chính. Hiện UBND tỉnh đang củng cố hồ sơ pháp lý để đình chỉ hoạt động một số nhà máy chế biến hải sản và đề nghị các nhà máy bồi thường thiệt hại cho người dân.
“Ngay sau khi có kết quả chính thức của Viện Môi trường và Tài nguyên và báo cáo tổng hợp thiệt hại của Sở NN - PTNT, kết quả thanh tra 22 cơ sở chế biến hải sản ở xã Tân Hải của Sở TN-MT, UBND tỉnh sẽ tổ chức cuộc họp đối thoại với người dân để đi đến phương án thống nhất việc bồi thường thiệt hại cho người dân trong vụ cá chết.
Trước mắt, Nhà nước sẽ hỗ trợ người dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư tái sản xuất, ổn định cuộc sống” - ông Tịnh nói.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thanh Tịnh cũng đề nghị Sở NN-PTNT sớm rà soát lại quy trình cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên khu vực sông Chà Và và có báo cáo sớm nhất cho UBND tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Nắm bắt được nhu cầu thị trường ưa chuộng các loại thịt động vật ngoài những gia súc truyền thống, nhiều hộ dân ở các huyện ngoại thành (TP.HCM) đang rộ lên phong trào nuôi con đặc sản (thỏ, ếch, nhím, cá sấu…) để cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu. Nghề này có thể giúp người dân thu lãi lớn nhưng cũng đối mặt với không ít rủi ro...

Thời điểm khoảng 10 năm trước đây, diện tích cây mãng cầu ta tại Bình Thuận lên đến hơn 1.200 ha. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, nhất là do năng suất và chất lượng không như mong đợi nên người trồng chặt bỏ thay thế bằng cây trồng khác. Chính vì vậy mới đây, đơn vị chức năng ở địa phương đã tiến hành thực hiện đề tài ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tìm lại “chỗ đứng” cho cây mãng cầu ta…

Mấy ngày nay, giá thịt gà liên tục tăng. Theo các tiểu thương, thịt gà tăng giá không phải do nguồn cung khan hiếm mà do dịch cúm gia cầm đang khiến cho người chăn nuôi dè chừng khi bán ra nên giá có xu hướng tăng.

Trước đây, do chỉ độc canh cây lúa, hiệu quả thấp, đời sống gia đình anh Lê Hồng Phương (xã Tân Quý Tây, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) thường thiếu trước, hụt sau. Năm 2001, khi về quê vợ ăn giỗ nghe nói ở đây có người “phất” lên nhờ trồng củ cải trắng, thế là anh khăn gói “tầm sư học đạo”.

Trước tình hình khó khăn trong việc tiêu thụ lúa gạo hàng hóa vụ đông xuân ở ĐBSCL, TCty Lương thực Miền Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam đang khẩn trương triển khai hoặc chuẩn bị kế hoạch thu mua tạm trữ gần 3 triệu tấn quy gạo.