Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lâm Thao Phát Triển Kinh Tế Trang Trại

Lâm Thao Phát Triển Kinh Tế Trang Trại
Ngày đăng: 18/03/2014

Để khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại với các dự án phát triển chăn nuôi lợn, dự án nuôi trồng thủy sản, chương trình xây dựng mô hình cánh đồng thu nhập cao... ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện, huyện Lâm Thao đã tạo cơ chế thuận lợi cho người dân: Thực hiện giao quyền sử dụng đất lâu dài để các hộ nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

Trang trại chăn nuôi lợn của hộ ông Bùi Đức Luận khu 6 xã Sơn Vi mỗi năm cho thu nhập 300-400 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 7 lao động.

Đối với những hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông lâm ngư nghiệp có nhu cầu và khả năng sử dụng đất mở rộng sản xuất được xem xét cho thuê đất ngoài hạn mức. Một số xã trong huyện còn dùng quỹ đất 5%, đất 1 vụ lúa đổi ruộng cho nông dân, quy hoạch vùng chăn nuôi thủy sản như ở Tứ Xã, Cao Xá, Sơn Dương, Sơn Vi...

Việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện còn gắn với thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm như chăn nuôi lợn xuất khẩu, nuôi trồng thủy sản... Đa số các trại đều được hưởng các chính sách ưu đãi về lãi suất, hỗ trợ giá giống, công tác thú y theo các chương trình dự án của tỉnh, huyện.

Ngoài ra còn đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, lựa chọn và đưa vào sử dụng các giống cây trồng vật nuôi có năng suất chất lượng cao như bò thịt, lợn siêu nạc, cá rô phi đơn tính, cá chép lai, lúa chất lượng cao. Nhiều hoạt động đào tạo, hỗ trợ trang trại được triển khai thực hiện như mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt tại cơ sở...

Nhờ đó số lượng trang trại trên địa bàn tăng lên nhanh chóng. Tính đến nay huyện Lâm Thao có 44 trang trại, bước đầu đã có 4 trang trại được cấp giấy chứng nhận, tỷ lệ trang trại chăn nuôi, trang trại tổng hợp chiếm trên 80%. Tổng doanh thu của các trang trại trong năm qua đạt khoảng 80 tỷ đồng, tổng lợi nhuận đạt hơn 10 tỷ đồng. Nhiều trang trại thực sự làm ăn có hiệu quả, điển hình như trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc của ông Bùi Đức Luận ở khu 6, xã Sơn Vi.

Trên diện tích hơn 2 ha, gia đình ông đã đầu tư xây dựng mô hình trang trại theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất giống đến chăn nuôi lợn thương phẩm, kết hợp hệ thống ao nuôi thả cá. Với tổng đàn gần 1.000 con lợn, trong đó có 120 nái lợn sinh sản luân phiên, mỗi năm trang trại cung cấp cho thị trường từ 140- 160 tấn lợn thịt, ngoài ra nguồn lợi thủy sản từ việc đầu tư nuôi thả cá cũng cho thu 15-20 tấn cá/năm.

Tổng doanh thu của trang trại đạt khoảng 7-8 tỷ đồng mỗi năm, lợi nhuận bình quân đạt 300- 400 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với thu nhập từ 4,5- 5 triệu đồng/người/tháng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Luận cho biết: “Được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp chính quyền địa phương, gia đình tôi bắt tay đầu tư phát triển kinh tế trang trại từ năm 2002, lúc đầu nuôi thí điểm 15 nái lợn, dần dần tích lũy vốn, kinh nghiệm phát triển lên 50, rồi 70 nái lợn, đến nay ổn định 120 nái.

Để mở rộng sản xuất, nhà tôi phải tích tụ thêm ruộng đất trên cơ sở đất của gia đình sau dồn đổi, đất thuê có thời hạn và mua thêm của các hộ dân xung quanh, sau đó tiến hành san lấp đầu tư xây dựng chuồng trại, ao nuôi thả cá, tổng đầu tư đến nay cỡ khoảng 4 tỷ đồng”.

Cũng ở Lâm Thao, còn có trang trại của ông Cao Xuân Khoát, Cao Xuân Chiến ở xã Cao Xá, trang trại của ông Bùi Quang Hiệu ở xã Tiên Kiên... cho thu nhập 200- 300 triệu đồng/năm. Mặc dù mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế trang trại nhưng đến nay hộ ông Luận, ông Khoát, ông Hiệu vẫn còn canh cánh nỗi lo về rủi ro trong chăn nuôi khi mà dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn đang hoành hành ở nhiều tỉnh, thành khiến giá lợn thịt, giá gia cầm xuống thấp, khó tiêu thụ sản phẩm.

Anh Lại Thanh Tú- Cán bộ Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Lâm Thao cho biết: Hầu hết các trang trại trên địa bàn huyện còn hạn chế về tiềm lực, kỹ thuật, cũng như năng lực, kinh nghiệm quản lý sản xuất, khó khăn về vốn đầu tư, nên hiệu quả chưa cao, khả năng thu hút, sử dụng lao động chưa nhiều.

Đa số chủ trang trại làm kinh tế theo hướng tự phát và dựa vào kinh nghiệm chủ quan, thiếu thông tin dẫn đến sản xuất kinh doanh còn lúng túng, sức cạnh tranh trên thị trường thấp, việc xử lý môi trường chưa được quan tâm khiến tình trạng ô nhiễm môi trường còn tồn tại, nhất là ở các trang trại chăn nuôi. Bên cạnh đó việc liên kết phối hợp giữa 4 nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học)  chưa chặt chẽ.

Khắc phục hạn chế này, huyện Lâm Thao tiếp tục đề ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, bao gồm các giải pháp về quy hoạch, về đất đai, đầu tư nguồn lực, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực...


Có thể bạn quan tâm

Anh Lê Văn Sỉ thành công từ nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học Anh Lê Văn Sỉ thành công từ nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học

Gắn bó với nghề chăn nuôi gà từ những ngày đầu khi mới lập nghiệp, trải qua nhiều khó khăn, giờ đây anh Lê Văn Sỉ (38 tuổi, ngụ xã Hưng Phú, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã trở thành chủ nhân của gia trại nuôi gà nòi Bến Tre. Mỗi năm, gia trại này cho anh Sỉ lợi nhuận trên 300 triệu đồng.

22/04/2015
Lại thêm nghịch lý tại cửa khẩu gà Việt chạy ngược sang Trung! Lại thêm nghịch lý tại cửa khẩu gà Việt chạy ngược sang Trung!

NNVN từng phản ánh một nghịch lý: trong lúc gạo Việt Nam ùn ứ tại cửa khẩu Lào Cai, không xuất được sang Trung Quốc thì tại các cửa khẩu tỉnh Nghệ An, An Giang... trâu bò lậu, thậm chí cả chó lậu ùn ùn vào nội địa. Nay lại thêm chuyện lạ - gà Việt Nam sang Trung Quốc…

22/04/2015
Ngư dân Bạc Liêu bắt được rùa biển nặng 62kg Ngư dân Bạc Liêu bắt được rùa biển nặng 62kg

Theo Phòng NN- PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu), vào khoảng 11 giờ ngày 20-4, trong lúc đánh bắt tại vùng biển Bạc Liêu, gia đình ông Hồ Văn Điều (ngụ ấp 4, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải) đã bắt được con rùa biển nặng 62kg.

22/04/2015
Điện lực Đông Hòa (Phú Yên) nỗ lực cấp điện cho các hộ nuôi tôm Điện lực Đông Hòa (Phú Yên) nỗ lực cấp điện cho các hộ nuôi tôm

Từ năm 2013 đến nay, Điện lực Đông Hòa (thuộc Công ty Điện lực Phú Yên) đã có nhiều nỗ lực cấp điện cho người dân, đặc biệt là các hộ nuôi tôm khu vực hạ lưu sông Bàn Thạch. Có điện phục vụ sản xuất, người dân rất phấn khởi, hiệu quả kinh tế mang lại cũng rất khả quan.

22/04/2015
Tình trạng tôm chết diễn ra ở nhiều nơi Tình trạng tôm chết diễn ra ở nhiều nơi

Gần đây, nắng nóng kéo dài và ngày càng gay gắt cùng với sự xuất hiện của một vài cơn mưa trái mùa dẫn đến môi trường nước thay đổi đột ngột, làm thiệt hại hàng ngàn ha tôm nuôi ở hai huyện Thới Bình và U Minh (Cà Mau).

22/04/2015