Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm nền tổ ong nhân tạo

Làm nền tổ ong nhân tạo
Ngày đăng: 03/09/2015

Người chủ thành lập và gắn bó cả đời với nghề sản xuất này là vợ chồng ông bà Lã Văn Thân và Trần Thị Huyền.

* Lúc thịnh, lúc suy

Bà Huyền nhớ lại: “Trước ngày đất nước thống nhất, ở miền Nam có cơ sở nhập máy móc, công nghệ từ nước ngoài về sản xuất nền tổ ong, nhưng họ bán với giá rất cao. Sau này, khi trở về quê làm nông, chồng tôi có thời gian lội rừng, tìm hiểu cấu tạo của tổ ong để về tự mày mò chế ra chiếc máy dập nền tổ ong”.

Những bản nền tổ ong với bề mặt là những ô hình lục giác được gắn vào các cầu ong, làm nền cho con ong xây ô đựng mật hoặc nuôi ong con từ trứng cho đến khi trưởng thành. Thời những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, nghề nuôi ong chỉ mới bắt đầu manh mún tại Đồng Nai.

Những bản nền tổ ong đầu tiên do vợ chồng bà Huyền làm ra dùng cho chính đàn ong nuôi của gia đình. Nuôi ong, nghiên cứu và nắm rõ tập tính của ong cũng giúp ông bà trau dồi thêm kinh nghiệm trong nghề sản xuất nền tổ ong từ nguyên liệu sáp ong.

Giai đoạn đầu của nghề nuôi ong, một số người chủ yếu bắt ong ruồi từ rừng về thuần hóa. Những năm sau, người nuôi dần chuyển sang giống ong Ý nhập khẩu từ nước ngoài với kích cỡ lớn hơn hẳn giống ong nội địa. Ông Thân lại mày mò cải tiến, chế tạo thêm chiếc máy dập phù hợp với giống mới.

Nghề nuôi ong ngày càng phát triển, không chỉ được nhân rộng trên địa bàn Đồng Nai mà ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Thời đó, nghề làm nền tổ ong hầu như vẫn độc quyền nên khách hàng của cơ sở đến từ khắp các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc, trong đó có không ít doanh nghiệp trong ngành nuôi ong mật cũng là khách hàng của cơ sở.

Có giai đoạn, cơ sở của ông bà phải thuê hàng chục lao động, đến mùa cao điểm, công nhân phải tăng ca đến 20 - 21 giờ mới kịp làm hàng giao cho khách.

* Giữ thị trường cho sản phẩm thủ công

Theo bà Huyền, nghề sản xuất nền tổ ong cũng lắm thăng trầm. Những giai đoạn ngành ong mật gặp khó khăn là hoạt động sản xuất của cơ sở cũng đình trệ theo. Có giai đoạn cơ sở mất không ít khách hàng vì xảy ra vấn đề với nguồn nguyên liệu sáp ong, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, chất lượng đàn ong.

Vài năm trở lại đây, không ít doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư máy móc sản xuất nền tổ ong theo hướng công nghiệp. Theo đó, cơ sở của bà cũng gặp không ít khó khăn do sức ép cạnh tranh trên thị trường.

Bà Huyền chia sẻ: “Con ong rất nhạy cảm, nên mấy mươi năm qua cơ sở của gia đình tôi vẫn giữ nguyên cách làm theo hướng thủ công truyền thống, dù phải tốn thêm chi phí và công lao động. Cơ sở cũng không hề sử dụng thêm bất kỳ một loại hóa chất, phụ gia nào mà hoàn toàn dùng sáp ong nguyên chất để giữ nguyên mùi thơm và độ dẻo của sản phẩm”.

Từ khâu nấu sáp, nhúng sáp, làm nguội đến dập khuôn... đều nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề. Chính vì vậy, cơ sở vẫn giữ chân được nhiều khách quen gắn bó. Đặc biệt, hiện cơ sở vẫn sản xuất dòng sản phẩm dùng để nuôi ong ruồi giống bản địa. Nhờ đó, sản phẩm của cơ sở vẫn được nhiều khách hàng ở các tỉnh phía Bắc đặt mua.


Có thể bạn quan tâm

Trồng ngô biến đổi gen bỏ chi phí thấp, thu năng suất cao Trồng ngô biến đổi gen bỏ chi phí thấp, thu năng suất cao

Có thể uống được nước biển với độ mặn lên đến 15‰, tốc độ tăng trọng 1 ngày bằng 3 ngày của vịt bình thường, thịt nhiều và ngon, dễ nuôi…đó là những lời khen của người dân miền Tây đối với loài vịt biển.

12/08/2015
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lóc đầu nhím Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lóc đầu nhím

Cá bố mẹ được chọn từ các ao nuôi thương phẩm hoặc các ao nuôi cá hậu bị của trại giống. Chọn cá bố mẹ khỏe mạnh, không bị trầy xước, có trọng lượng khoảng 600 - 1.200 g. Cá có trọng lượng khoảng 700 g có sức sinh sản tốt nhất.

12/08/2015
Tam Nông tập trung phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa Tam Nông tập trung phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa

Hiện nay là thời điểm lúa mùa đang sinh trưởng mạnh, đồng thời cũng là giai đoạn khá nhiều loại sâu bệnh hại lúa như sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bọ xít, rầy… phát triển mạnh. Trong hơn 10 ngày qua thời tiết không thuận lợi, liên tục có mưa khiến cho việc phun thuốc phòng trừ không đạt hiệu quả cao. Nhiều địa phương đã xuất hiện sâu bệnh hại lúa với mật độ khá cao, trong đó có huyện Tam Nông.

12/08/2015
Kiểm tra tình hình sâu bệnh hại lúa mùa tại huyện Thanh Thủy Kiểm tra tình hình sâu bệnh hại lúa mùa tại huyện Thanh Thủy

Vừa qua, đoàn công tác do đồng chí Hoàng Công Thủy - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế tình hình sâu bệnh hại lúa mùa năm 2015 tại thị trấn Thanh Thủy. Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT; Chi cục BVTV.

12/08/2015
Tư duy và cơ chế với cây sâm Tư duy và cơ chế với cây sâm

Cây sâm khúc trúc - tên gọi dân gian được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện vào năm 1973 trên sườn núi Ngọc Linh. Cây sâm đã được đưa vào chữa trị và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ trong kháng chiến. Sâm Ngọc Linh cũng có tên từ đó. Là cây dược liệu đặc hữu với nhiều hàm lượng vi chất có trong củ, lá, cành còn nhiều hơn cả sâm Hàn Quốc, được các nhà khoa học thế giới khẳng định. Cây sâm có công dụng bồi bổ sức khỏe, chữa trị nhiều bệnh, phục hồi sức khỏe…

12/08/2015