Làm Mạ Tập Trung Cấp Cho Nông Dân

Tại các huyện Văn Yên, lực lượng khuyến nông cơ sở, thanh niên tình nguyện đã tổ chức gieo mạ tập trung. Các sân trường, nhà văn hóa…được tận dụng làm nơi gieo mạ.
Ở nhiều tỉnh miền núi, có một vấn đề hết sức đáng tiếc là nhiều nơi, bà con vội vàng phá bỏ những diện tích mạ đã gieo trước tết mà không cần biết mạ còn tốt hay không. Tại xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, khi Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Vũ Văn Tám và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trịnh Duy Quyền đến kiểm tra, mặc dù trời đã hửng nắng nhưng người dân không hề dỡ bỏ nylon che phủ.
Tại ruộng nhà chị Đàm Thị Mai, nylon vẫn phủ kín mít. Hỏi tại sao không dỡ nylon che phủ khi trời đã nắng ấm, chị Mai quả quyết: Mạ này đã gieo lâu lắm rồi, từ trước tết kia nên cán bộ khuyến nông xã bảo phá đi để gieo mạ từ giống mới do huyện hỗ trợ. Đại diện Cục Trồng trọt phải thuyết phục rất lâu, chị Mai mới xuống dỡ nylon trên luống mạ. Mọi người đều ngỡ ngàng bởi ruộng mạ còn khá xanh. Số mạ này đã vượt qua giá rét nên cấy xuống sẽ phát triển rất nhanh và tốt. Anh cán bộ khuyến nông xã trong bộ áo trắng, giầy da đen vẫn thản nhiên ngồi trên bờ ruộng mặc dù Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên Lưu Quang Định đi vội đôi ủng để xuống dỡ nylon cùng bà con.
Câu chuyện tại Hà Giang cho thấy, mặc dù trên TƯ, tỉnh đã có hết các công điện, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật rõ ràng, nhưng thực tế tại nhiều thôn, bản những chỉ đạo này đã không đến được với người sản xuất. Diện tích mạ còn tốt, bà con không tận dụng cấy để kịp thời vụ mà lại phá bỏ để gieo
Có thể bạn quan tâm

Nếu như nhiều hộ dân khác thường có tâm lý coi cây bơ là cây trồng phụ xen trong vườn, rẫy thì chị Nguyễn Thị Mộng Vân ở thôn Đức Thành, xã Đức Mạnh (Đắk Mil - Đắk Nông) lại có cái nhìn khác.

Bà Hồ Thị Thùy (thôn Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi) cho biết: Dưa hấu ít chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế gấp 3 lần so với trồng các loại cây trồng khác. Năm nay nhà tôi trồng 5 sào dưa hấu, năng suất khoảng 1,2 tấn/sào, với giá 8.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đã cho lãi ròng 30 triệu đồng.

Sau 2 năm rưỡi chăm sóc, vườn cam của ông cho thu hoạch lứa đầu tiên bán được 170 triệu đồng. Ông Tiến cho biết: “Vườn cam của tôi đã được 2 năm rưỡi, tôi để trái bán cũng được 4-5 tấn, giá 17.000 đồng/kg. Tôi ước năng suất năm tới khoảng hơn 10 tấn, với giá như hiện nay thì tôi lời khoảng 100 triệu”.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm qua việc sản xuất thanh long đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, trong năm 2013 và đầu năm 2014, giá cả thanh long tăng cả chính vụ và trái vụ (giá bình quân chính vụ năm 2013 là 13.273 đồng/kg, trái vụ 17.210 đồng/kg).

Một giải pháp mang lại hiệu quả cao không thể không nhắc tới, đó là Hội Nông dân huyện Đức Linh đã chủ động phối hợp với các ngành tổ chức các mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, cung ứng cây, con giống nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hội viên nông dân có cùng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực để hợp tác.